Người phiên dịch cho Tổng thống Obama ở Việt Nam: Tôi sẽ bỏ nghề

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong những hình ảnh về chuyến công du của ông Obama tại Việt Nam, không khó để nhận ra một người đàn ông Việt luôn xuất hiện rất gần bên cạnh Tổng thống Mỹ - đó là Anh Phạm.
Người phiên dịch cho Tổng thống Obama ở Việt Nam: Tôi sẽ bỏ nghề
Anh Phạm phiên dịch cho Tổng thống Obama trong cuộc gặp giữa ông này với Chủ tịch nước Trần Đại Quang (Ảnh: Zing)

"Bỏ dịch nói sau lần này về"

Chuyến công du của Tổng thống Obama tới Việt Nam được truyền thông thế giới đánh giá là bước tiến lịch sử, thúc đẩy quan hệ song phương phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Tại đây, một lần nữa ông lại chứng minh khả năng hùng biện tài ba, "có cương có nhu" đầy lôi cuốn của mình.

Thành công trên mà nhà lãnh đạo Mỹ có được phải kể tới một phần công sức không nhỏ từ Anh Phạm (tên thật là Phạm Tuấn Anh, 40 tuổi) - người đảm trách vai trò phiên dịch chính cho Tổng thống trong các cuộc gặp gỡ cấp cao cũng như tất cả các bài phát biểu, nói chuyện về nhiều chủ đề khác nhau suốt 3 ngày.

Đối với riêng bản thân vị phiên dịch viên người Việt, chuyến trở về quê nhà lần này cũng có thể coi là một thành công.

Giọng nói trầm, từ tốn cùng cách lựa chọn từ ngữ, cách truyền tải cảm xúc mà Anh Phạm đặt vào khi dịch bài phát biểu "lay động trái tim người Việt" được Tổng thống Mỹ nói tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, đã gây ấn tượng mạnh.

Anh Phạm chia sẻ, chính ông cũng vô cùng xúc động trong lần dịch đó, tới mức "đã khóc lóc mấy lần từ chiều. Rất kỳ lạ lần đầu có việc này xảy ra".

Trong một video trên Facebook Nhà Trắng, Anh Phạm tự hào khẳng định, dịch cho nhà lãnh đạo Mỹ ở Việt Nam "có lẽ là nhiệm vụ tuyệt vời nhất từ trước tới nay trong cuộc đời tôi".

Chính vì sự nhiệt huyết và tài năng của vị phiên dịch viên người Việt này mà nhiều người đã tiếc nuối khi ông thông báo trên trang Facebook cá nhân rằng: "Mình đã bỏ dịch viết mấy năm và đã quyết định bỏ dịch nói sau lần này về. Mình sẽ tập trung vào chuyên môn làm chính sách đối ngoại/an ninh/kinh tế với Đông Á".

Lý giải về việc từ bỏ "nghề tay trái mà mình yêu và làm như tay phải", ông bày tỏ, khi đã ở "đỉnh", ông muốn dừng lại và "đi làm việc gì đó khác để tái tạo mình".

Xem Video: Phiên dịch viên của Obama tại Việt Nam: ’Đây là nhiệm vụ tuyệt vời nhất’

//

Xem Video: Tổng thống Obama & người phiên dịch gây cười tại Nhà Trắng

//

Hai lần học "bài bản", chưa nói được câu nào "ra hồn"

Có kiến thức đa dạng về mọi lĩnh vực để làm việc được cho Tổng thống - như chính Anh Phạm chia sẻ, lại đang ở trên đỉnh cao, song vị phiên dịch viên này nói vui: "Tiếng Anh của mình là tiếng Anh sân bay, thang máy, khi cần mình có thể đùa, nói tiếng Úc, tiếng Anh Anh, tiếng Ấn độ và nhiều thứ lăng nhăng khác".

Anh Phạm cũng công nhận, thứ tiếng Anh mà ông học là tiếng Anh đường phố, là thứ tiếng Anh tự học sao cho phù hợp với cá tính của bản thân mình.

"Nói nhiều bạn không tin nhưng cả đời mình mới học 2 lớp tiếng Anh buổi tối. Lớp đầu bằng A tháng 7/1990 đến tháng 11/1990 - học xong mình vẫn chưa nói được câu nào ra hồn. Lớp sau bằng C sách Streamline chắc cuối năm 1991 thì khá hơn".

"Mình ra đường nói chuyện với các bạn "Tây ba-lô" từ lúc 13-14 tuổi, đa số không phải là người Mỹ, và giọng của mình phát triển dựa theo cách làm sao nói để ai nghe cũng hiểu. Ngoài ra cũng có một phần tính cách mình ương bướng và ghét bệnh hình thức, chú trọng nội dung nên luôn kháng cự lại việc có một giọng Mỹ hoàn hảo".

Ông Anh Phạm trong một cuộc phiên dịch cho Tổng thống Obama ở Việt Nam (Ảnh: Zing)

Anh Phạm học phổ thông ở Việt Nam, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương trước khi sang Mỹ học cao học tại Đại học Princeton. Ông cũng từng "đầu quân" cho Ngân hàng Thế giới World Bank trước khi làm phiên dịch cho Chính phủ Mỹ.

Anh Phạm là người phiên dịch của Tổng thống Obama khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến công du Mỹ hồi tháng 7/2015.

Trong lần gặp Tổng thống đầu tiên năm 2014, ông nói rằng: "Mơ ước lớn nhất của tôi là bao giờ tổng thống thăm Hà Nội lần đầu thì cho tôi làm phiên dịch, lúc ngài có bài phát biểu trực tiếp với người dân Việt Nam".

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6893
  1. Việt Nam sẽ ‘ghép đôi’ với ai?
  2. Ký hiệu đặc biệt của người Việt duy nhất được lên phòng Obama
  3. Tổng thống Obama đã quên một điều khi đến Việt Nam
  4. Vì sao dân chịu đóng cửa sổ khi ông Obama đi qua?
  5. Tấm biển treo thường xuyên ở quán bún chả TT Obama tới ăn
  6. Báo Singapore gợi ý ăn bún chả kiểu Obama tại đảo quốc sư tử
  7. CSGT “mở đường” cho ông Obama: Bảo vệ Tổng thống như phim
  8. Vì sao Obama nhắc tới Phan Châu Trinh trong bài phát biểu “chạm trái tim”?
  9. Obama vừa rời đi, tại sao nhiều người Việt đã lao vào nhau như thế?
  10. Ông Obama viết gì trước khi rời khách sạn Marriot ở Hà Nội?
  11. Cách Tổng thống Obama truyền cảm hứng cho người trẻ
  12. Nói Mỹ Linh hát ‘phá hoại quốc ca’ là hơi quá lời
  13. Bún chả Hà Nội sẽ được phát sóng trên kênh truyền hình CNN của Mỹ
  14. Tại sao bạn không chìa tay ra với Mỹ Linh, như Obama?
  15. Con trai nhạc sĩ Văn Cao: Đừng hát Quốc ca “mềm như bánh đa”
  16. Người Trung Quốc không tin bữa tối bún chả của Obama là thật
  17. Mỹ Linh: Nếu hát lại Quốc ca tôi sẽ làm tốt hơn
  18. ‘Sự cố’ thảm đỏ đón Tổng thống Obama
  19. Sự thật thông tin sư thầy khuyên ông Obama cầu con trai
  20. Suboi: Không còn gì tiếc vì được trò chuyện cùng ông Obama
  21. Cách mật vụ bảo vệ Tổng thống Barack Obama ở Tân Sơn Nhất
Video và Bài nổi bật