EU chỉ còn nước giương ‘cờ trắng’ với Nga?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga sẽ trở nên “khó khăn hơn rất nhiều” trong năm nay do sự phản đối ngày càng tăng cao trong nội bộ Liên minh Châu Âu (EU). Đây là thực tế đáng buồn mà Ngoại trưởng Đức vừa phải thừa nhận trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản. Như vậy, mặt trận chống Nga mà Mỹ và phương Tây dựng lên đang ngày một trở nên lung lay và sắp sụp đổ. Trong khi đó, Moscow vẫn không có dấu hiệu xuống nước.
EU chỉ còn nước giương ‘cờ trắng’ với Nga?
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier

Sự phản đối, bất mãn trong nội bộ EU ngày càng tăng cao trong vấn đề theo đuổi chính sách trừng phạt kinh tế đối với Nga. Đây sẽ là một cản trở đối với tiến trình gia hạn chính sách này khi nó hết thời hạn áp dụng vào ngày 31/7 tới, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier hôm qua (26/5) đã thừa nhận như vậy.

"Chúng tôi biết rõ rằng, sự phản đối đối với việc gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga trong nội bộ EU đang tăng lên. Vì thế, trong năm nay, sẽ khó hơn cho EU để tìm kiếm được một lập trường chung thống nhất trong vấn đề này”, Ngoại trưởng Đức Steinmeier phát biểu với hãng tin BNS của Lithuania.

Theo lời ông Steinmeier, Đức muốn duy trì các biện pháp trừng phạt Nga cho đến khi thỏa thuận hòa bình Minsk được thực hiện. Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Ise-Shima, Nhật Bản, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nói rằng, “còn quá sớm” để bàn đến việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga.

Berlin đã ủng hộ chính sách trừng phạt kể từ khi nó được đưa vào áp dụng năm 2014, dù các nhà xuất khẩu và đầu tư của Đức có lợi ích lớn trên thị trường Nga. Các biện pháp trừng phạt đã gây ảnh hưởng rõ rệt đối với giao dịch thương mại song phương Nga-Đức. Theo con số thống kê mới nhất của Phòng Thương mại Nga-Đức, 2/3 trong số 134 công ty Đức làm ăn ở Nga cho biết, họ đang phải hứng chịu nhiều tổn thất vì các biện pháp trừng phạt.

Hồi đầu năm nay, nhiều nhà lãnh đạo trên khắp Châu Âu đã tái khẳng định lập trường rằng các biện pháp trừng phạt nên được dỡ bỏ càng sớm càng tốt do những ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến các mối quan hệ kinh tế, chính trị.

Mới đây, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto đã công khai tuyên bố, Budapest không đồng ý kéo dài thời hạn áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga. “Chúng tôi chắc chắn không chấp nhận việc một quyết định kéo dài thời gian áp dụng chính sách trừng phạt Nga được thực hiện sau hậu trường. Điều đó có nghĩa là chúng tôi chống lại việc tự động gia hạn thời gian áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga”.

Trước đó, hồi tháng Tư, các nghị sĩ trong Quốc hội Pháp đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết kêu gọi chính phủ không tiếp tục gia hạn chính sách trừng phạt Nga. Những biện pháp trừng phạt “chẳng có hiệu quả và nguy hiểm” cho nền kinh tế Pháp, ông Thierry Mariani - một nghị sĩ và cũng là người khởi xướng cuộc bỏ phiếu, cho biết.

Cộng đồng doanh nhân ở Italia, Hy Lạp và nhiều nước EU khác cũng đều đã lên tiếng bày tỏ sự phản đối đối với việc kéo dài thêm thời gian thực thi những biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, nói rằng họ đang trở thành “con tin của chính sách trừng phạt chống lại Nga”.

Liên minh Châu Âu bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga vào tháng 7 năm 2014 sau khi Moscow tiến hành vụ sáp nhập bán đảo Crimea vào nước này và trong bối cảnh xung đột ở miền đông Ukraine leo thang. Tiếp đó, EU đã hai lần gia hạn thời gian thực hiện chính sách trừng phạt Nga vào năm 2015. Brussels cáo buộc Nga “làm phương hại đến chủ quyền của Ukraine”. Moscow thẳng thừng bác bỏ cáo buộc này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật