Công dụng bất ngờ chữa bách bệnh với rau mồng tơi

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Rau mồng tơi còn được gọi với tên khác là mùng tơi, tầm tơi. Tiếng Hán gọi mồng tơi là lạc quỳ, đằng quỳ, đằng nhi thái, chung quỳ, yên chi thái, đằng thái.
Công dụng bất ngờ chữa bách bệnh với rau mồng tơi
Ảnh minh họa

Rau mồng tơi còn được gọi với tên khác là mùng tơi, tầm tơi. Tiếng Hán gọi mồng tơi là lạc quỳ, đằng quỳ, đằng nhi thái, chung quỳ, yên chi thái, đằng thái. Tên khoa học của mồng tơi là Basella rubra Lin., họ mồng tơi. Mồng tơi tính hàn, vị chua, vào 5 kinh tâm, can, tỳ, đại tràng, tiểu tràng. Mồng tơi không độc, có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết, chỉ lỵ, chữa ban chẩn, định sang tán nhiệt, lợi tiểu, giải độc, làm nhuận da, hoạt trường. Theo Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, mồng tơi còn có tác dụng hoạt thai dễ đẻ.

Trong mồng tơi chứa chất nhày pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, giúp cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.

Những công dụng tốt cho sức khỏe của Mồng Tơi

Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất. Nổi bật nhất là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho c‌ơ th‌ể giúp nâng cao sức đề kháng cũng như có giá trị trong một số vấn đề về sức khỏe.

Cụ thể, nó là thực phẩm có lợi cho những người thiếu máu như: người cao tuổi, suy nhược. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì nó vô cùng hữu ích, vì để hình thành một c‌ơ th‌ể sống hoàn thiện đòi hỏi người mẹ phải cung cấp các vi chất cần thiết để hạn chế những khuyết tật cho bé trong quá trình thai sản. Do đó, việc sử dụng những thực phẩm giàu vi lượng là việc làm vô cùng ý nghĩa đối với các bà mẹ. Không những vậy, rau mồng tơi còn giúp cho quá trình sinh đẻ được diễn ra thuận lợi hơn, sản phụ sẽ đỡ đau hơn trong quá trình co bóp tử cung, giúp hạn chế được những can thiệp ngoại khoa không mong muốn. Đồng thời, việc dùng cho phụ nữ sau khi sinh cũng rất tốt vì nó cũng có tác dụng giúp cho người mẹ vừa lợi sữa vừa bổ máu.

Các nhà dinh dưỡng học cũng thấy rằng, việc sử dụng rau mồng tơi vào c‌ơ th‌ể sinh ra rất ít năng lượng và chất béo, nhưng ngược lại trong nó có chứa rất nhiều những yếu tố dinh dưỡng khác. Do đó, đây là một trong những món ăn được khuyến nghị dành cho người béo phì, cũng như những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc những người bị rối loạn chuyển hóa trong c‌ơ th‌ể.

Ta cũng nên biết rằng, ở những đối tượng kể trên đều cần có những chế độ ăn uống phù hợp, nếu biết tiết chế và ăn uống hợp lý thì thực phẩm sẽ vừa là một món ăn ngon đồng thời cũng vừa là một bài thuốc hữu hiệu, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh cũng như chặn đứng quá trình diễn tiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Khi sử dụng rau mồng tơi ta dễ dàng nhận thấy một đặc điểm nổi bật là nó chứa rất nhiều chất nhầy. Đây là một tính chất đặc biệt khiến cho loại rau này có ý nghĩa đối với một căn bệnh mà ta thường gặp trong đời sống hiện đại ngày nay. Đó là chứng táo bón. Đối với những người có biểu hiện đã nhiều ngày không đi ngoài hoặc mỗi lần đi đều cảm giác khó khăn, hoặc phân ra được nhưng khô cứng và ít, cảm giác của người mắc phải các triệu chứng này khi đó rất khó chịu, thường xuyên có biểu hiện nặng bụng hoặc sôi bụng, có khi là đau quặn bụng vùng dưới hoặc quanh rốn.

Việc sử dụng rau mồng tơi trong vài ngày cũng cho người bệnh những hiệu quả khá tích cực vì chất nhầy có trong rau giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, nó kíc‌h thí‌ch các nhu động ruột và có tác dụng nhuận trường tốt. Nhưng nếu đối tượng là những người đang bị các bệnh về đại tràng cấp hoặc mạn tính thì việc sử dụng thuốc và điều trị chuyên khoa là điều mà người bệnh không thể bỏ qua.

Một giá trị có lợi khác của chất nhầy có trong mồng tơi là nó làm ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa, điều này có ý nghĩa đối với những đối tượng mong muốn giảm cân hoặc những bệnh nhân có rối loạn mỡ máu.

Tác dụng nhuận trường nói trên không những được các nhà y học hiện đại nhắc đến và nghiên cứu, mà kể cả những người làm y học cổ truyền xưa và nay cũng đều đề cập đến công dụng này và ứng dụng nó một cách hiệu quả trong đời sống hàng ngày.

Theo Đông y, mồng tơi có tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt trung, tán nhiệt, lợi đại tiện. Khi dùng lá tươi nấu canh dùng trong bữa ăn có thể giúp thanh nhiệt, nhuận trường. Ngoài ra, nếu lấy lá tươi giã nát đắp ngoài da ở một số nơi sưng viêm cũng có hiệu quả, ví dụ như sưng v‌ú, nứt v‌ú. Hoặc khi bị bỏng nhẹ ngoài da, phần nước sau khi giã lá mồng tơi cũng có tác dụng làm mát da, giải độc, giúp mau lành vết bỏng. Đồng thời việc dùng rau mồng tơi làm thực phẩm hàng ngày cũng giúp dưỡng da, trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả, giải nhiệt trong mùa nóng. Mồng tơi có tác dụng tăng cường và lưu thông tân dịch trong c‌ơ th‌ể, cho nên ở những đối tượng hay bị khô nóng trong người, tiểu gắt, phân khô cứng khi sử dụng cũng mang lại hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, vì đặc tính gây hàn của mồng tơi mà ở một số đối tượng không nên sử dụng hoặc cẩn thận khi dùng như người đang bị đau bụng do lạnh, ăn uống kém tiêu, đi cầu phân lỏng hay tiêu chảy và kể cả những người đang bị cảm lạnh cũng nên hạn chế sử dụng.

Các bài thuốc đơn giản từ rau mồng tơi

– Thanh nhiệt giải độc: Sử dụng rau mồng tơi có rất nhiều cách từ đơn giản đến phức tạp. Những cách thông thường như nấu canh rau mồng tơi, hoặc nấu mồng tơi kèm rau đay, mướp, cua, tôm… ăn với cà pháo muối giòn thì ngon tuyệt, lại mát ruột, ăn được nhiều cơm khi trời nắng nóng…

– Hoạt trường, thanh nhiệt, dưỡng âm, giúp da tươi nhuận: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang giã nhuyễn.

– Bị thương chảy máu: Rau mồng tơi rửa thật sạch trộn đường phèn, giã nhuyễn đắp lên vết thương.

– Chảy máu mũi : Lá mồng tơi tươi rửa sạch giã nát lấy nước tẩm bông nhét vào mũi.

– Nhức đầu do đi nắng: Lá mồng tơi giã nhuyễn lấy nước uống, bã đắp vào 2 bên thái dương rồi băng lại.

– Đau nhức khớp do phong thấp: Rau mồng tơi cả cây 50 – 100g, móng chân giò vài cái, hầm với nước cho thêm chút rượu ăn với cơm hằng ngày

– Ngực bồn chồn đầy tức: Rau mồng tơi 60g, sắc đặc thêm chút rượu uống khi còn ấm.

– Chữa tiểu tiện buốt nóng: Lá mồng tơi 1 nắm, giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm nước, chắt lấy nước, uống nóng với một ít muối. Bã mồng tơi còn lại dùng đắp vùng bàng quang. Hoặc nấu lá mồng tơi lấy nước uống hằng ngày.

– Chữa đầu v‌ú bị sưng nứt, chữa trĩ, mụn nhọt, bỏng: Lá mồng tơi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối rồi đắp lên chỗ tổn thương. Da mặt khô nhăn nẻ, tay chân bị cước cũng có thể dùng lá mồng tơi như vậy. Chú ý rau mồng tơi phải rửa sạch.

– Chữa đầy bụng: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ, cùng nấu canh ăn vài ngày. Hoặc dùng 4 loại rau: mồng tơi, rau đay, rau khoai lang, rau má với lượng bằng nhau nấu canh ăn.

– Đại tiện xuất huyết kinh niên suy nhược: Rau mồng tơi 30g, gà mái già 1 con. Gà làm sạch bỏ đầu, chân, nộ‌i tạn‌g, đem hầm chín, cho mồng tơi vào nấu thêm 20 phút. Ăn cả cái và uống nước canh.

– Chữa táo bón lâu ngày gây thoát giang: Lá mồng tơi, lá vông non – mỗi thứ 30g, rễ cây đinh lăng 20g, củ mài 12g, vừng đen 30g; đem tất cả sắc với 600ml nước đến khi còn 300ml. Người lớn chia 2 lần để uống, trẻ em thì tùy tuổi có thể dùng ít hơn.

– Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ tất cả rồi ăn nóng cả nước và cái. Mỗi tuần 1-2 lần cách nhau 3 ngày, 6 ngày nấu ăn một lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc vào hầm chung. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau khi sinh và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn món này cũng tốt.

– Tráng dương, “yếu sin‌ּh l‌ּý”: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má – mỗi thứ một nắm, một bộ lòng gà hay vịt, đủ cho một người lớn ăn 1 bữa. Đem các loại nấu canh, ăn vã hoặc ăn với cơm. Mỗi tuần ăn vài lần như vậy. Nếu uống kèm với nước cơm rượu sẽ hiệu quả hơn.

– Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, hạt đậu nành, lạc (đậu phộng) – mỗi thứ một nắm nấu với 1-2kg xương lợn hầm kỹ. Xương lợn hầm trong nồi áp suất rồi mới cho đậu, lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Có thể nêm thêm tiêu bột, nước tương, nước mắm. Món này ăn nóng, ăn xong uống nước nóng.

– Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao có thể dùng bài thuốc sau. Rau mồng tơi 1 nắm, rau dền tía 1 nắm nấu với một đôi bầu dục để nguyên lớp mỡ và màng bọc. Nêm gia vị vừa ăn, ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng sẽ tăng hiệu quả. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen nhai kỹ rồi nuốt. Sau đó uống 1 chén nước cơm rượu, sẽ có hiệu quả cao hơn.

Một số cách chế biến món ăn ngon với rau mồng tơi

Canh rau mồng tơi nấu với tôm: chỉ dùng phần lá và đọt thân còn non của cây, sau đó rửa sạch dưới vòi nước. Dùng tôm đã lột vỏ, giã nát rồi ướp với gia vị, sau đó cho vào với dầu ăn xào xơ rồi đổ nước vào đun sôi. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn với khẩu vị rồi cho rau mồng tơi vào đun sôi trong thời gian ngắn rồi tắt bếp, tránh trường hợp để lửa quá lâu dẫn đến rau quá chín sẽ mất ngon. Như vậy, bạn và gia đình đã có một món canh ngon lại bổ dưỡng nhưng vô cùng đơn giản.

Mồng tơi xào tỏi: chọn những cây mồng tơi có nhiều ngọn, ít lá, lá càng nhỏ thì càng ngon. Nhặt sạch rau, rửa dưới vòi nước và để cho rau ráo nước. Dùng tỏi củ bóc vỏ, đập dập. Làm nóng chảo trên bếp cùng với dầu ăn, rồi cho tỏi vào phi thơm, sau đó cho rau mồng tơi đã chuẩn bị vào, nêm nếm gia vị cho phù hợp rồi xào rau tới chín mềm thì tắt bếp. Vậy là bạn đã có thêm một món ăn ngon nữa.

Ngoài ra, còn có một số cách chế biến món ăn khác với mồng tơi có phần kỳ công hơn như: canh rau đay mồng tơi nấu với cá rô đồng hay cháo ếch rau mồng tơi cũng khá ngon và nhiều dinh dưỡng không kém.

Lưu ý:

Rau mồng tơi có tính hàn, lạnh những người có hay bị lạnh bụng, đi ngoài phải cẩn thận khi dùng. Để giảm tính hàn nên nấu mồng tơi thật kỹ hoặc nấu mồng tơi với các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật