Từ vụ cá chết hàng loạt: Nhiều doanh nghiệp từng sạt nghiệp vì gây ô nhiễm

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều doanh nghiệp đã điêu đứng, thậm chí lâm vào cảnh sạt nghiệp khi bị phát hiện đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong quá trình sản xuất.
Từ vụ cá chết hàng loạt: Nhiều doanh nghiệp từng sạt nghiệp vì gây ô nhiễm
ảnh minh họa

Từ nữ anh hùng Erin Brockovich khiến PG&E phải đền bù 335 triệu USD ở Mỹ

Erin Brockovich thật ngoài đời đã giúp Julia Roberts vào vai bộ phim cùng tên và đoạt giải Oscar 2001 - Ảnh: fr.academic.ru

Năm 1987, trong một cuộc kiểm tra định kỳ, các kỹ sư PG&E phát hiện hó‌a chấ‌t chromium XI từ các bể chứa đã ngấm vào nguồn nước ngầm của thị trấn Hinkley, bang California, Mỹ. Nhiều nguồn tin khẳng định PG&E đã biết chuyện này từ năm 1965, nhưng chỉ ghi nhận chính thức từ năm 1987. Tháng 12 năm đó, ban giám đốc PG&E đã báo cáo vụ việc cho Ủy ban Quản lý chất lượng nước vùng California. Ủy ban này yêu cầu PG&E phải dọn sạch sẽ vụ ô nhiễm. Mãi đến đầu thập niên 1990, PG&E mới quyết định chi 12,5 triệu USD cho dự án làm sạch môi trường thị trấn Hinkley. Tháng 4/1988, ban giám đốc PG&E thông báo về hiện tượng nguồn nước thị trấn nhiễm chromium XI.

Rất quỷ quyệt, PG&E chơi trò lập lờ đánh lận con đen khi tuyên bố chromium là một trong những loại khoáng chất cần thiết cho c‌ơ th‌ể và khẳng định nguồn nước thị trấn tuyệt đối an toàn. Tuy nhiên, thực tế chỉ có trivalent chromium (chromium III) mới thật sự là khoáng chất, còn chromium XI là hó‌a chấ‌t công nghiệp độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe con người. Từ năm 1920, các nhà khoa học Mỹ đã xác định loại hó‌a chấ‌t này gây bệnh ung thư và đặc biệt nguy hiểm đối với phổi. Người dân thị trấn Hinkley đã không chút nghi ngờ. PG&E tưởng rằng kế hoạch che đậy sự thật khủng khiếp của họ đã thành công, cho đến khi một phụ nữ xuất hiện.

Để thực hiện dự án làm sạch môi trường thị trấn Hinkley, năm 1992 các quan chức PG&E đã tiếp cận chủ ba trang trại và 10 ngôi nhà nằm phía trên nguồn nước ngầm bị ô nhiễm để đề nghị mua lại bất động sản của họ. Sau khi trao đổi với đại diện PG&E, bà Roberta Walker, chủ một ngôi nhà trong khu vực, đã đưa ra mức giá 250.000 USD cho căn nhà của mình vốn có giá gốc chỉ 25.000 USD. Bà nghĩ rằng đại diện PG&E sẽ lắc đầu từ chối hoặc cò kè bớt một thêm hai. Nhưng thực tế phía PG&E đã lập tức chấp thuận mức giá trên trời đó trong nháy mắt. Bà Walker bắt đầu nghi ngờ PG&E có ý đồ gian trá nên thuê Hãng luật Masry & Vititoe xem xét vụ mua bán có nhiều ẩn khuất này.

Khi đó luật sư Edward L.Masry, chủ Hãng luật Masry & Vititoe, đang thuê một nhân viên nữ có tên Erin Brockovich. Cô không hề có bất cứ bằng cấp nào về ngành luật, hai lần ly dị chồng và là mẹ của ba đứa con. Từng đoạt giải nhất cuộc thi hoa hậu bờ biển Thái Bình Dương ở California, Erin Brockovich đã thuê Hãng luật Masry & Vititoe làm đại diện trong vụ cô bị tai nạn giao thông nghiêm trọng. Luật sư Masry giúp cô giành một khoản tiền đền bù 50.000 USD nhưng để trang trải cho cuộc sống, cô đã xin vào làm việc tại Hãng Masry & Vititoe ở vị trí một nhân viên sắp xếp hồ sơ. Và luật sư Masry đã giao cho cô nhiệm vụ thu thập tài liệu về vụ bán nhà đất của bà Walker.

Khi kiểm tra giấy tờ y tế của gia đình Walker, Erin Brockovich nhận thấy cả nhà bị mắc những căn bệnh về máu rất nguy hiểm. tò mò, cô điều tra tình trạng sức khỏe nhiều gia đình khác tại thị trấn Hinkley đã bán nhà cho PG&E, phát hiện họ cũng mắc rất nhiều căn bệnh, từ dị tật bẩm sinh đến ung thư, các bệnh nộ‌i tạn‌g nguy hiểm, bệnh về đường hô hấp... Được sự chấp thuận của luật sư Masry, cô lái chiếc xe cũ kỹ của mình từ trụ sở công ty ở Los Angeles đến thị trấn Hinkley cách đó gần 210km để điều tra vụ việc. Cô nghi ngờ nguồn nước ngầm của thị trấn bị nhiễm độc nên đã lấy một mẫu nước gửi một giáo sư cô quen biết xét nghiệm, xác định có độc chất trong nước.

Erin Brockovich đến từng nhà của hơn 400 gia đình trong thị trấn Hinkley thông báo sự thật khủng khiếp và thuyết phục họ thuê Hãng Masry & Vititoe kiện PG&E. Trong thời gian này, cô liên tục nhận nhiều cuộc điện thoại đe dọa, khủ‌ng b‌ố. Cuộc vật lộn đó kéo dài suốt bốn năm. Hơn 400 gia đình ở thị trấn Hinkley ký vào đơn kiện PG&E. Bất chấp mọi nỗ lực ngăn chặn của PG&E, một tòa án địa phương đã xác nhận phải đưa vụ kiện ra tòa. Phản ứng lại, PG&E đề nghị đền bù 40 triệu USD cho hơn 400 gia đình, nhưng Erin Brockovich và luật sư Masry đã bác bỏ bởi số tiền này chẳng thấm vào đâu so với hậu quả người dân địa phương phải gánh chịu. Họ đòi PG&E phải đền bù 250 triệu USD, một con số khiến các quan chức PG&E giật mình, còn chánh án phiên tòa mô tả “đây là một đề nghị gây sốc”.

Khi luật sư cả hai bên tranh đấu, vụ việc ngày càng phình to ra, cuối cùng tổng cộng 648 người dân Hinkley tham gia vụ kiện. Các chuyên gia luật xác định PG&E đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức kinh doanh khi cố tình che giấu sự thật. Cuối cùng, sau rất nhiều tranh cãi, đến năm 1996 PG&E đã chấp nhận đền bù 335 triệu USD cho 648 người dân thị trấn Hinkley để tránh đưa vụ việc ra xét xử tại tòa án. Đồng thời PG&E phải ngừng sử dụng hó‌a chấ‌t chromium XI và thực hiện chiến dịch làm sạch môi trường thị trấn Hinkley.

“Đừng bị cường quyền đe dọa - Erin Brockovich gửi lời nhắn đến các nạn nhân của tình trạng ô nhiễm khắp nước Mỹ và trên thế giới - Khi sự an toàn và sức khỏe của gia đình, con cái bạn bị đe dọa, khi bạn đặt câu hỏi mà không có câu trả lời, bạn phải tranh đấu đến khi chiến thắng”. Bà khẳng định: “Điều quan trọng nhất là phải xác định các nạn nhân của tình trạng ô nhiễm, thực thi công lý dành cho họ và dọn sạch môi trường”. Năm 2000, cuộc đời Erin Brockovich đã được dựng thành phim do nữ diễn viên Julia Roberts thủ vai chính. Bộ phim gây chấn động tại Mỹ và giúp Roberts giành một giải Oscar.

Mỹ phạt BP 20 tỷ USD vì sự cố tràn dầu vịnh Mexico

Ngày 4/4, Thẩm phán liên bang thành phố New Orleans, Mỹ, ông Carl Barbier đã thông qua mức án phạt khoảng 20 tỷ USD mà tập đoàn dầu khí khổng lồ của Anh BP phải trả nhằm giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại sau sự cố dầu tràn của hãng tại Vịnh Mexico năm 2010.

Vụ tràn dầu này bắt nguồn từ một vụ nổ tại giàn khoan Deepwater Horizon của BP ngoài khơi nước Mỹ, làm 11 người thiệt mạng và hơn 100 triệu thùng dầu đã chảy ra ngoài môi trường, tấn công bờ biển các bang miền Nam nước Mỹ.

Theo phán quyết của Thẩm phán Barbier, mức tiền phạt được thông báo lần đầu tiên hồi tháng 7/2015 này bao gồm 5,5 tỷ USD cho các án phạt dân sự chiểu theo Đạo luật Vùng biển sạch (Clean Water Act), số còn lại dùng để chi trả cho công tác khôi phục hệ sinh thái và bồi thường thiệt hại kinh tế cho năm bang vùng vịnh bị ảnh hưởng gồm Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama và Florida cùng hàng trăm chính quyền địa phương.

Thẩm phán Barbier nêu rõ BP sẽ phải hoàn tất mức án phạt này trong vòng 16 năm.

Sau khi Thẩm phán New Orleans thông qua mức án phạt đối với BP, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Loretta Lynch đã bày tỏ hoan nghênh, cho rằng quyết định này sẽ mở màn cho một chiến dịch khôi phục hệ sinh thái "lớn nhất trong lịch sử."

Trong khi đó, Thống đốc bang Lousiana - một trong những bang bị ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng nhất, nhận định phán quyết của tòa án sẽ "bật đèn xanh" cho bang này nhận được các quỹ hỗ trợ tái tạo môi trường biển.

Trước đó, hồi tháng 10/2015, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã ra phán quyết yêu cầu BP phải trả khoản tiền kỷ lục là 20,8 tỷ USD cho sự cố tràn dầu trên Vịnh Mexico.

Bộ trưởng Tư pháp Lynch khẳng định "quyết định có tính lịch sử này là một phản ứng mạnh và phù hợp đối với thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ."

BP trước đó đã phải dàn xếp chi trả 5,8 tỷ USD để bồi thường cho người dân và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu này.

Vụ nổ giàn khoan dầu Deepwater Horizon của hãng BP vào ngày 20/4/2010 đã khiến 11 công nhân thiệt mạng và hơn 125 triệu gallon dầu tràn vào vùng Vịnh Mexico, gây ra một trong những thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ.

Vedan chịu bồi thường 220 tỷ đồng cho nông dân ở Việt Nam

hiện trường hơn 50 tấn chất thải độc của Vedan

Còn nhớ, năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ TN&MT đã từng “hỏi thăm” đột xuất Công ty Vedan. Vào thời điểm này, Công ty Vedan có ba hệ thống xử lý nước thải khác nhau: hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB (gọi tắt là hệ thống UASB), xử lý nước thải chế biến tinh bột bằng hệ thống hồ sinh học tự nhiên, hệ thống xử lý nước thải sinh học sản xuất lysin từ mật rỉ đường.

Nước thải sau xử lý của hệ thống UASB còn lưu lại hàm lượng cyanure ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép thấp nhất là bảy lần và cao nhất 34 lần, trong khi tiêu chuẩn VN giới hạn hàm lượng loại chất độc hại này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít.

Trong nước thải sau xử lý của hệ thống hồ sinh học ở Công ty Vedan, cơ quan chức năng còn phát hiện có mẫu nước thải mà hàm lượng chất cyanure chứa trong đó vượt tiêu chuẩn VN đến 5.600 lần - một mức gây ô nhiễm độc hại rất lớn.

Từ thực tế này, tháng 8/2006 Bộ TN&MT đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình trạng ô nhiễm ở sông Thị Vải. Theo Bộ này, có nhiều nguồn gây ô nhiễm sông Thị Vải được liệt kê như khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 và 2, Gò Dầu... và cả Công ty Vedan.

Sau hơn một năm bị phát hiện xả nước thải "chui" ra sông Thị Vải, tháng 9/2008, viện Tài nguyên và Môi trường TP HCM công bố kết quả nghiên cứu dựa trên các quan trắc kỹ thuật, cho thấy Vedan đã gây ra 80-90% ô nhiễm cho sông Thị Vải.

Bán kính vùng ô nhiễm do Công ty Vedan gây ra có phạm vi 10 km dọc bờ sông Thị Vải. Nước sông tại các vùng này bị ô nhiễm nặng nề, nước có màu đen hôi, cá chết hàng loạt.

Báo cáo của viện Tài nguyên và Môi trường, gần 2.700 ha nuôi trồng thủy sản của khu vực này bị thiệt hại. Tỉnh Đồng Nai có hơn 2.100 ha nuôi trồng thủy sản bị tàn phá bởi nước ô nhiễm, còn TP HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng bị ảnh hưởng gần 600 ha.

Ngày 7/10/2008, Bộ trưởng Bộ TN&MT cũng đã gửi văn bản tới UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị tạm đình chỉ hoạt động sản xuất của Vedan.

Kết quả xử lý sai phạm tại Vedan đã tính đến các tình tiết tăng nặng. Tổng mức phạt mà Vedan phải chịu lên tới 220 tỷ đồng. Không chỉ chịu phạt, danh tiếng của Vedan cũng bị ảnh hưởng nặng nề thời điểm đó mà khó có khả năng khôi phục lại.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6880
  1. Công bố đánh giá môi trường biển sau sự cố Formosa
  2. “Chưa thấy đại biểu ở miền Trung có ý kiến gì về Formosa”
  3. Sự cố Formosa xả chất độc: ‘Phải quy trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan’
  4. Cận cảnh rác chất đống, cá chết trong Formosa
  5. Cận cảnh nhà máy xử lý rác thải cho Formosa khiến dân phải bỏ đi
  6. Không khởi tố vụ án thợ lặn ở Formosa bị chết
  7. Cận cảnh bãi rác ở Thiên Cầm - nơi chứa rác thải của Formosa
  8. ‘Đổ 100 tấn chất thải của Formosa để trồng cỏ chăn dê, bò’
  9. Chấn động: Formosa lén lút chôn chất thải ở trang trại của Giám đốc Công ty Môi trường
  10. ‘Vụ Formosa tiềm ẩn lâu dài vấn đề quốc phòng - an ninh’
  11. Ngoài sự cố làm cá chết, Formosa còn có 53 hành vi vi phạm khác
  12. Cá chết do Formosa làm giảm GDP 6 tháng đầu năm
  13. ​Formosa tự ý thay đổi công nghệ luyện cốc từ khô sang ướt
  14. Biển miền Trung hậu vụ cá chết: Biển sẽ “ngộ độc mãn tính”?
  15. Những thợ lặn biển ở KCN Formosa bây giờ ra sao?
  16. Formosa Hà Tĩnh có thể bị truy thu thêm 1.555 tỷ đồng tiền thuế
  17. Formosa Hà Tĩnh được để xuất ngừng hoạt động
  18. Formosa ‘tráo’ công nghệ
  19. Hơn 260.000 lao động ảnh hưởng vì sự cố cá chết
  20. Cuối tháng 7 sẽ công bố ‘biển miền Trung an toàn hay chưa’
  21. Khi Formosa mới vào Việt Nam, đã có người cảnh báo về môi trường
  22. Vụ Formosa làm cá chết ở miền Trung: Hỗ trợ dân cho đến khi biển sạch
Video và Bài nổi bật