Tự kỷ ở người lớn: Căn bệnh bị lãng quên

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hôm 22/9, Ủy ban Y tế quốc gia Anh (NHS) lần đầu tiên công bố một nghiên cứu về chứng bệnh tự kỷ ở nguời trưởng thành. Báo cáo này ngay lập tức thu hút được sự chú ý của báo chí quốc tế, bởi nó khiến nhiều quốc gia phải giật mình vì một chứng bệnh có lẽ đã bị bỏ quên trong thời gian dài.
Tự kỷ ở người lớn: Căn bệnh bị lãng quên
Một bệnh nhân trong chiến dịch chăm sóc người mắc bệnh tự kỷ ở bang New Jersey (Mỹ).

“Đánh thức” bệnh tự kỷ  ở người lớn
Tự kỷ là một chứng bệnh liên quan đến rối loạn phát triển tâm lý khiến người mắc bệnh có những biểu hiện bất thường trong quan hệ giao tiếp xã hội, sống thu mình và ngại tiếp xúc. Ngày nay, mỗi khi nghĩ đến tên của căn bệnh này, hầu hết mọi người đều nghĩ đến trẻ em và cho rằng đây là căn bệnh chỉ xảy ra ở lứa tuổi này.
Tuy nhiên, bản báo cáo “bệnh tự kỷ ở người lớn trong các gia đình ở Anh” dài 71 trang công bố hôm 22/9 của NHS lại chỉ ra rằng, giống như các căn bệnh rối loạn về tâm sinh lý khác, tự kỷ có thể trở thành bệnh mãn tính tồn tại trong suốt cuộc đời bệnh nhân.
“Càng về sau, tác động của bệnh tự kỷ càng nghiêm trọng, không chỉ tác động đến khả năng học tập khi còn nhỏ, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sống độc lập khi trưởng thành. Người lớn mắc bệnh này thường có cảm giác cô độc và ám ảnh với suy nghĩ bị xã hội loại bỏ”, bản báo cáo giới thiệu về nguy cơ của bệnh tự kỷ ở người lớn.
Bằng cách sử dụng những phương án trắc nghiệm điều tra như yêu cầu đối tượng chọn một trong các phương án “Tôi thấy kết bạn rất dễ”, “Tôi thích đi tiệc hơn là lên thư viện” hay “Tôi đặc biệt thích đọc tiểu thuyết”, những số liệu mà NHS lần đầu tiên cung cấp khiến nhiều người phải giật mình vì 1% dân số trưởng thành ở Anh mắc bệnh tự kỷ. Con số này xấp xỉ bằng với số liệu về chứng bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ tại Anh được công bố trong nhiều nghiên cứu trước đó, cho thấy một thực tế buồn rằng, bệnh tự kỷ ở người lớn thực sự đã không nhận được sự quan tâm cần thiết.
Đáng chú ý, tỉ lệ nam giới trưởng thành mắc bệnh tự kỷ cao gấp 9 lần nữ giới – tỉ lệ này cũng khớp với các số liệu liên quan đến giới tính ở nhóm trẻ em mắc bệnh, cho thấy bệnh tự kỷ không tự mất đi mà tiếp tục tác động đến người bệnh ngay cả khi đã trưởng thành. Ngoài ra, những người độc thân được xác định mắc bệnh tự kỷ cao hơn những người kết hôn, điều này thấy rõ nhất trong nhóm đối tượng là nam giới.
“Có lẽ điều quan trọng nhất có thể thấy được từ kết quả thu được là người lớn mắc bệnh tự kỷ có những bất lợi về mặt xã hội, khả năng học tập và trình độ giáo dục giảm sút và có lẽ nhận được hỗ trợ từ các dịch vụ tư vấn xã hội ít hơn mong đợi”, bản báo cáo phân tích. NHS còn chỉ ra những hạn chế trong công tác điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn: “Hiện nay không có dấu hiệu nào cho thấy có thêm các liệu pháp điều trị hiệu quả dành cho người lớn mắc bệnh tự kỷ. Các dịch vụ chăm sóc y tế có chú ý đến những người rối loạn về tâm thần, nhưng sự chú ý này lại không mở rộng tới các đối tượng mắc bệnh tự kỷ”.
Giải pháp nào cho bệnh tự kỷ ở người lớn?
Tờ Time (Mỹ) là một trong những tờ báo đầu tiên phản ứng lại thông tin này bằng bài phân tích “Lần đầu tiên – Một cuộc điều tra dân số trưởng thành mắc bệnh tự kỷ” xuất bản hôm 3/10. Bài báo này cũng thừa nhận một thực tế rằng: “Các nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn bệnh tật Quốc gia cho thấy cứ 150 trẻ em thì có 1 trẻ mắc bệnh tự kỷ, nhưng cơ quan này lại không có số liệu nào dành cho người lớn.
Trong khi đó tỉ lệ người lớn mắc bệnh tự kỷ lại xấp xỉ trẻ em mắc bệnh ở các quốc gia như Anh, Nhật Bản và Canada”. Chỉ tính riêng ở bang California (Mỹ), có tới 80% số người từ 1‌8 tuổ‌i trở xuống được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ ở các mức độ khác nhau. Tiến sỹ Richard Roy Grinker thuộc Đại học George Washington (Mỹ) còn cho rằng, nếu nghiên cứu của NHS mở rộng điều tra trên dân số trong lĩnh vực giáo dục, số người mắc bệnh tự kỷ thậm chí còn cao hơn.
Tuy còn một số hạn chế nhưng báo cáo của NHS đã phần nào hé mở một lĩnh vực còn bỏ ngỏ. Một câu hỏi đặt ra lúc này là tại sao đến bây giờ mới có một nghiên cứu trên diện rộng về bệnh tự kỷ ở người trưởng thành? Theo Tiến sỹ Terry Brugha - Trưởng nhóm nghiên cứu của NHS, điều tra bệnh tự kỷ ở người lớn khó hơn rất nhiều so với trẻ em bởi “với trẻ em, chúng ta có bố mẹ và thầy cô giáo để quan sát hành vi, trong khi đó người lớn mắc bệnh tự kỷ rất ít khi thể hiện hành vi của họ”. Ngoài ra, chính vì bị hạn chế khả năng giao tiếp xã hội nên việc người mắc bệnh tự kỷ tìm đến hỗ trợ y tế là điều càng hiếm gặp.
“Cần phải tăng cường nỗ lực giúp đỡ nguời trưởng thành mắc bệnh tự kỷ bởi nỗ lực hiện nay là kém xa so với nỗ lực giúp đỡ trẻ em tự kỷ. Chỉ cần giúp họ nhận ra vấn đề thực sự họ đang gặp phải là đã có thể giúp đỡ họ rất nhiều trong việc cải thiện mối quan hệ trong gia đình và nơi làm việc” - Tiến sỹ Brugha nói - “Khi bạn giúp họ hiểu rằng họ không phải là người duy nhất trên Trái đất bị như vậy, giúp gia đình họ hiểu rõ hơn vấn đề, bạn đã tạo được bước đột phá trong điều trị. Hơn nữa các ông chủ có thể sẽ thông cảm thay vì sa thải vì họ hiểu con người đó cần giúp đỡ. Hãy giúp họ thích nghi với cuộc sống, đó là điều quan trọng nhất”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật