Phát hiện bất ngờ về thiên văn Ai Cập cổ đại hơn 3000 năm trước

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh lớn nhất của nhân loại, những bí ẩn về họ luôn thách thức nền văn minh hiện đại của chúng ta.
Phát hiện bất ngờ về thiên văn Ai Cập cổ đại hơn 3000 năm trước
Ngươì Ai Cập cổ đã có những khám phá mà mãi sau này chúng ta mới phát hiện ra.

Về mặt lịch sử, các ngôi sao đã trở thành quan trọng đối với hầu hết các nền văn minh trên toàn thế giới. Họ đều xem chúng như một phần tín ngưỡng và đóng vai trò quan trọng trong việc định vị và định hướng.

Người Ai Cập cũng không phải ngoại lệ, họ phát triển một lịch riêng với nền phát triển của thiên văn học.

Bản đồ sao chính xác cổ nhất cho đến ngày nay xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại năm 1534 trước Công nguyên, điều này cho thấy Ai Cập có nền thiên văn học rất phát triển.

Đến thế kỷ 17, một nhà thiên văn học sống ở thế kỷ 17 là Geminiano Montanari sống ở thành phố Bologna (Italia) được xem là người đầu tiên chú ý tới chu kỳ sáng tối của sao Algol (sao Quỷ).

"Sao Quỷ" được đặt tên theo nữ thần đầu rắn trong thần thoại Hy Lạp. Hình minh họa.

Thuộc chòm sao Tráng Sĩ (Perseus), Algol là một trong những biến tinh (ngôi sao có độ sáng thay đổi) mà nhiều người biết nhất.

Nó cũng là biến tinh được phát hiện từ rất sớm. Đây là ví dụ điển hình của mô hình hai ngôi sao cùng quanh quanh một tâm, với thời gian sáng và tối đan xen nhau đều đặn.

Thời gian để Algol thay đổi từ trạng thái sáng chói sang sáng mờ rồi trở lại độ sáng bình thường chỉ là gần 10 giờ. Ngôi sao đặc biệt này một lần nữa lại trở thành đề tài tranh luận về người đầu tiên phát hiện ra nó.

Văn minh Ai Cập là một trong những nền văn minh lớn của thế giới.

Theo một bản thảo cổ Papyrus được đặt tên "Cairo 86637", các nhà thiên văn cổ đại Ai Cập từ vùng đất của Pharaoh đã phát hiện ra sao đôi (sao Quỷ) Algol.

Điều này có nghĩa là họ mới chính là những người đầu tiên phát hiện ra ngôi sao đặc biệt này chứ không phải đến thế kỷ 17 sau này.

Họ đã quan sát và lập ra bản đồ sao chính xác đầu tiên.

Điều đặc biệt là họ đã có thể quan sát và phát hiện chỉ bằng mắt thường. Điều này khiến những nhà lịch sử cân nhắc tới việc ai mới là người đầu tiên phát hiện ra ngôi sao Quỷ này.

Nghiên cứu được các nhà khoa học tại bộ môn vật lý và bộ môn văn hóa thế giới của Đại học Helsinki thuộc Phần Lan thực hiện cho thấy: Ngôi sao này đã được mô tả trong lịch cổ đại (Cairo Calendar) và nó đại diện cho vị thần Horus.

Phát hiện này đã thay đổi lịch sử.

Ngôi sao đôi này cũng được xem như đại diện cho mối liên hệ giữa thánh thần và các vị vua Ai Cập.

Do đó, các nhà khoa học kết luận rằng bằng chứng cổ mô tả hoạt động của ngôi sao đại diện cho vị thần Horus chính là ngôi sao Algol mà Geminiano Montanari phát hiện ra.

Nhà khoa học Tiến sĩ Lauri Jetsu làm việc tại Đại học Helsinki cho biết: "Trước tất cả, họ đã phát hiện Algol 3000 năm trước cả các nhà thiên văn hiện đại".

Thật khó tin khi nền văn minh cổ đại lại có những bước tiến đi trước chúng ta xa như vậy, những bí ẩn về nền văn minh cổ luôn là điều khiến các nhà khoa học tò mò và muốn khám phá.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật