Việt Nam cảnh báo sóng thần qua hệ thống bản đồ

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Để đánh giá khả năng xảy ra sóng thần trên toàn vùng biển và hải đảo Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tiến hành tính toán độ cao và thời gian lan truyền của sóng thần từ nguồn tới các vị trí ven biển và hải đảo Việt Nam theo các kịch bản.
Việt Nam cảnh báo sóng thần qua hệ thống bản đồ
Độ cao sóng thần tại một số vị trí ven bờ biển và hải đảo Việt Nam tính bằng mô hình VKHKTTVMT với động đất có độ lớn 8,5 độ Richter tại đới hút

Trung Trung Bộ ảnh hưởng mạnh nhất

Theo kịch bản 1, khi động đất có độ lớn 8,0 độ Richter xảy ra tại đới chìm Manila, khu vực ven bờ từ Đà Nẵng tới Bình Định có độ cao sóng thần cực đại tại bờ lớn hơn 1m, có một số điểm có độ cao sóng thần cực đại lớn hơn 1,5m.

Theo các kết quả tính toán, động đất có độ lớn 8,0 độ Richter tại đới hút chìm Manila có xác suất xảy ra lớn, gây sóng thần nguy hiểm ở ven biển miền Trung Việt Nam.

Ở kịch bản 2, khi động đất có độ lớn 8,2 độ Richter xảy ra tại đới chìm Manila, khu vực có độ cao sóng thần lên 1m kéo dài từ Thừa Thiên tới Ninh Thuận, trong đó Đà Nẵng tới Phú Yên có độ sóng thần cực đại hơn 1,5m, một số điểm có độ cao sóng thần cực đại trên 2,5m.

Khi động đất có độ lớn 8,4 độ Richter xảy ra tại đới hút chìm Manila theo kịch bản 3. Tại ven biển Việt Nam, sóng thần cực đại tại khu vực Đà Nẵng tới Quảng Ngãi có độ cao trên 2m, một số điểm sóng thần có độ cao trên 3m. Khu vực sóng thần có độ cao trên 1m kéo dài từ phía bắc Thừa Thiên Huế tới Bình Thuận.

Động đất có độ lớn 8,8 độ Richter xảy ra tại đới chìm Manila theo kịch bản 5 thực sự gây thảm hoạ cho toàn vùng bờ biển Miền Trung. Khu vực có độ cao sóng thần 1m trở lên kéo dài suốt từ Quảng Ninh tới Cà Mau, tức hầu như toàn bộ vùng biển Việt Nam, trừ vùng biển vịnh Thái Lan.

Khu vực có độ cao sóng thần lớn hơn 1,5m kéo dài từ bờ biển Thừa Thiên Huế tới Bà Rịa. Độ cao sóng thần tại ven bờ biển Biệt Nam đạt giá trị cực đại tại khu vực Quảng Ngãi tới 8m.

Theo kịch bản 18 với độ lớn động đất tương ứng là 8,8 độ Richter xảy ra tại đới hút chìm Ryukyu. Từ Quảng Bình đến Ninh Thuận có sóng thần cực đại độ cao khoảng 1m. Khu vực có độ cao sóng thần trên 1,5m trài dài từ Quảng Ngãi tới Bình Định.

Độ cao sóng thần tại một số vị trí ven bờ biển và hải đảo Việt Nam tính bằng mô hình VKHKTTVMT với động đất có độ lớn 9,0 độ Richter tại đới hút chìm Manila

Nếu động đất độ lớn 9,0 độ Richter ở kịch bản 19 tại đới hút chìm Ryukyu, khu vực có độ cao sóng thần trên 1m kéo dài từ Hải Phòng tới tận Bà Rịa. Độ cao sóng thần cực đại tại khu vực Quảng Nam - Quảng Ngãi là trên 2,5m. Thời gian lan truyền từ nguồn tới khu vực Miền Trung là trên 3 giờ.

Động đất có độ lớn 7,5 độ Richter theo các kịch bản 20 và 21 tại khu vực ngoài khơi bắc Trung Bộ, nam Hải Nam. Theo kịch bản 20, khu vực có sóng thần với độ cao trên 1m kéo dài từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định. Thời gian lan truyền của sóng thần từ nguồn cũng phải mất 1 giờ 20 phút để lan truyền vào bờ.

Ở kịch bản 21, khu vực Thừa Thiên Huế tới Đà Nẵng có độ cao sóng thần cực đại là hơn 2m, có nơi 3m. Sóng thần chỉ mất khoảng nửa giờ để lan truyền tới cùng vùng biển từ Thừa Thiên tới Đà Nẵng, gây ra nhiều thiệt hại.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, nguy cơ xảy ra động đất với độ Richter lớn như ở các kịch bản rất khó có khả năng xảy ra ở vùng biển Việt Nam. Do đó, nguy cơ xảy ra sóng thần do động ở Việt Nam là không cao nhưng cần tránh thiệt hại do thiên tai sóng thần gây ra.

Xây dựng hệ thống bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần

Độ cao sóng thần trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản 3 với động đất có độ lớn 8,4 Richter xảy ra ở đới hút chìm Manila

Trên cơ sở các kịch bản sóng thần, các nhà khoa học ở viện khí tượng thuỷ văn và Môi trường và viện Vật lý Địa cầu (viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS).

Hệ thống này sẽ được cài đặt tại một máy tính có cơ cấu hình mạnh tại Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc viện Vật lý địa cầu.

Hệ thống bao gồm các bản đồ độ cao và thời gian lan truyền của sóng thần trên toàn Biển Đông.

Khi động đất xảy ra trên biển Đông, bằng cách nhập các thông số động đất, hệ thống này sẽ tự động tính toán, xác định xem có khả năng xảy ra sóng thần nguy hiểm tại vùng biển và hải đảo Việt Nam hay không.

Nếu sóng thần nguy hiểm có khả năng xảy ra, hệ thống sẽ lựa chọn kịch bản động đất gây sóng thần gần nhất với trận động đất thực và đưa ra các bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần tương ứng.

Việc sử dụng bản đồ sẽ giúp Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần xác định được các khu vực cần thiết phát tin cảnh báo nếu thảm hoạ sóng thần xảy ra.

Ngoài các bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần, sử dụng hệ thống còn cho phép xem hình ảnh sóng thần tại ra tại nguồn và lan truyền tới vùng biển Việt Nam.

Bên cạnh hệ thống bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần, các nhà nghiên cứu còn xây dựng các bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần dưới dạng bản tin. Các bản tin này có thể được sử dụng để hỗ trợ cho việc vận hành hệ thống cảnh báo nguy cơ sóng thần, đặc biệt là khi không thể vận hành hệ thống bản đồ nguy cơ sóng thần. 

Ở Việt Nam, theo quyết định số 264/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bản tin cảnh báo sóng thần được phát theo 4 mức:

- "không có sóng thần" khi động đất xảy ra nhưng không có khả năng gây sóng thần

- "Sóng thần yếu" khi động đất có khả năng gây sóng thần với độ cao tại bờ không quá 0,5m

- "Sóng thần mạnh" khi động đất có khả năng dây sóng thần với độ cao tại bờ từ 0,5m đến 1m

- "Sóng thần nguy hiểm" khi động đất có khả năng gây sóng thần với độ cao tại bờ lớn hơn 1m.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật