Bài văn của cậu học trò đã khiến cô hối hận vì đã hắt hủi người cha bán giày

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Buông bài văn xuống, cổ họng tôi nghẹn ứ vì xấu hổ, bấy lâu nay, tôi không làm được gì cho cha mà ngược lại còn đối xử quá tệ bạc với ông...
Bài văn của cậu học trò đã khiến cô hối hận vì đã hắt hủi người cha bán giày
Ảnh minh họa

Tôi dạy học tại một ngôi trường dành cho những gia đình giàu có, tiền học phí học sinh nộp hàng tháng tương đương với tiền học phí trong năm sáu năm của học sinh học ở trường bình thường, tất nhiên các thiết bị dạy học ở đây vô cùng chất lượng.

Hôm đó sau khi tan dạy, khi đi ngang qua cổng trường, tôi phát hiện ta một hình bóng quen thuộc đang tất bật bên đường, đó là bóng dáng gầy rộc của một người đàn ông hơn năm mươi tuổi. Ông ấy đang chuẩn bị bày hàng ra bán, trên tấm ni lông kia bày hàng chục đôi giày lớn nhỏ khác nhau, chất lượng của những đôi giày đó không tốt lắm và nó chỉ phù hợp với những người có thu nhập thấp. Ông không hề phát hiện ra tôi đứng gần bên, khi tôi vô thức nhìn lên mái tóc điểm bạc trên đầu ông thì ông ngẩng đầu lên, tôi nhanh chóng né tránh.

Sáng sớm ngày hôm sau, khi đi ngang qua đó, tôi lại bắt gặp hình dáng quen thuộc ấy, khuôn mặt quen thuộc ấy. Dường như ông ấy vừa dọn hàng ra không lâu, tôi vẫn đứng nép một bên để theo dõi ông và tiện thể giấu đi sự xấu hổ trong lòng mình.

Buổi chiều hôm đó có giờ tập làm văn, tôi đọc cho cả lớp nghe một bài văn vô cùng xúc động viết về một người đàn ông mù, vì cuộc sống mưu sinh nên rong ruổi bán hàng dạo trước cổng trường, ví dụ như những đôi tất tay, tất chân hoặc nến,...Mặc dù không được mấy đồng nhưng anh ta rất vì hàng ngày, vây quanh anh luôn là những bạn học sinh hoạt bát, đáng yêu và chưa biết đến cái gọi là lừa gạt, hơn nữa, cái chính là vì anh ta luôn hy vọng có một đứa con.

Có một ngày, việc buôn bán của anh dần dần khởi sắc, người khác giới thiệu cho anh một người vợ cũng bị mù và cuối cùng ước mơ của anh đã thành hiện thực. Anh rất vui mừng, khi con trai lớn dần lên rồi đi học tiểu học, người đàn ông mù đó hàng ngày đến bán ở cổng trường nơi con trai theo học, hàng ngày ở bên con, đợi con, sau đó cùng đi học, cùng tan học với con. Có người phát hiện ra rằng, mỗi lần qua đường, khi nắm tay con đi qua đường, người đàn ông đó luôn nói: “Con à, đợi đã, để bố nghe ngóng xem có xe hay không đã”.

Dần dần, cậu con trai càng lớn càng to cao và có thể dắt bố qua đường, người đàn ông mù vẫn kiên trì hàng ngày đi cùng con đến trường, trên khuôn mặt anh luôn rạng rỡ nụ cười. Và cậu bé đó cũng vậy, cậu luôn tự hào giới thiệu với bạn bè rằng đó là bố mình, dù cho bố có mù đi nữa nhưng trong lòng cậu bé, ông là một người bố vĩ đại. Người đàn ông mù trong bài văn đó chính là bố của học sinh mà tôi đang theo dạy.

Gấp bài văn lại, cổ họng tôi nghẹn ứ không nói được gì, nước mắt tôi cứ thế rơi xuống trước mặt bao nhiêu em học sinh, tôi tự cảm thấy mình không bằng cậu bé đó. Hàng ngày, bố đi bán giày để nuôi con, chấp nhận hi sinh tất cả vì con cái, vậy mà tôi nỡ hắt hủi, không dám nhận bố vì sợ xấu hổ.

Bấy lâu nay, tôi có một người bố vĩ đại như vậy, vậy mà tôi không dám thừa nhận. Buổi chiều ngày hôm đó, tôi quyết định lấy hết can đảm để đến nơi bố đang ngồi bán giày và để nói với ông rằng: “Bố ơi, hãy tha lỗi cho con!”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật