“Quả đấm thép” bên bờ biển

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Được trang bị vũ khí, khí tài đặc chủng, hiện đại, Đoàn tên lửa đất đối hải S79 được mệnh danh là “quả đấm thép“ của Hải quân nhân dân (HQND) Việt Nam. Đây cũng là lực lượng chiến lược, sẵn sàng cơ động chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
“Quả đấm thép” bên bờ biển
Kiểm tra xe bệ tên lửa trước khi vận hành ở Đoàn S79.

Nâng cao sức cơ động

Đoàn tên lửa đất đối hải đầu tiên của Quân chủng HQND Việt Nam được thành lập năm 1979, tiền thân là Tiểu đoàn 679. Làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ hải quân, các hải đảo quan trọng trên tuyến giao thông gần bờ biển và bờ biển, tham gia phòng thủ bờ biển, hải đảo, Đoàn S79 luôn coi trọng công tác huấn luyện và bảo đảm SSCĐ.

Tham gia buổi huấn luyện cơ động SSCĐ của đoàn, Trung úy Hoàng Thanh Thiên, Đội hỏa lực cho biết: "Anh em chiến sỹ đều hiểu rằng, đổ nhiều mồ hôi trên thao trường thì sẽ ít đổ máu nơi chiến trường. Vì vậy, miệt mài trong huấn luyện là biện pháp tốt nhất để bảo vệ mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hơn nữa, sẽ không bị bất ngờ trong mọi tình huống, tâm lý luôn luôn được chuẩn bị kỹ để SSCĐ". 

Do trận địa chiến đấu của đơn vị tên lửa bờ không cố định, mỗi khi huấn luyện hay tác chiến, CBC‌ּS đều phải di chuyển vũ khí trang bị đến trận địa; khi kết thúc huấn luyện, diễn tập lại đưa tất cả về vị trí ban đầu. Vì vậy, CBC‌ּS phải rèn luyện và nâng cao khả năng tác chiến cơ động và nghiên cứu, xây dựng cách đánh phù hợp với đối tượng tác chiến và biên chế hiện có. Ở đơn vị, thực hành tác chiến đêm là chuyện bình thường. Các phương án đánh địch trên biển và phương án chiến đấu tại chỗ đều được chú trọng để nâng cao khả năng cơ động, SSCĐ.

"Thợ" của những khối thép

Công việc kiểm tra kỹ thuật cho tên lửa đã hoàn tất. Đang mùa huấn luyện nên CBC‌ּS Trạm kỹ thuật của đơn vị phải làm việc rất bận rộn. Công việc tỉ mỉ và công phu qua 6 bài gắt gao đòi hỏi sự kiên nhẫn và chính xác cao. Số chiến sỹ vững về chuyên môn được giao hiệu chỉnh, sửa chữa tên lửa bảo đảm mọi thông số kỹ thuật như ban đầu. Còn lại là thực hành huấn luyện, quan sát học hỏi dần. Vừa chỉ huy cán bộ, kỹ thuật viên vận chuyển tên lửa bàn giao cho Đội hỏa lực xong, Thượng úy Phạm Hoàng Hải, Trạm phó Trạm kỹ thuật tranh thủ cùng nhóm khác tham gia nghiên cứu sửa chữa khí tài. Anh cho biết, cán bộ, sỹ quan trong đơn vị đều có trình độ cao, tốt nghiệp ĐH kỹ thuật và các học viện của quân đội. Song vũ khí trang bị của đơn vị rất phức tạp và hiện đại, đòi hỏi mỗi CBC‌ּS về nhận công tác đều được tổ chức huấn luyện, đào tạo lại để đáp ứng được nhiệm vụ. "Nghiên cứu, sửa chữa, nâng cấp khí tài là niềm đam mê của mỗi người. Cái gì khó thì hỏi cán bộ giỏi, tìm tài liệu dịch hoặc tìm kiếm trên mạng… Vì thế, hiện giờ mỗi bộ phận, mỗi vị trí đều là những người "thợ" nhuần nhuyễn của các khối thép'' - Phạm Hoàng Hải kể. Hằng năm, đơn vị có từ 100 đến 120 đề tài nghiên cứu khoa học. Trong đó, nhiều đề tài đã phát triển thành sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng đạt hiệu quả cao, từng bước khắc phục khó khăn do vật tư khan hiếm, tiết kiệm cho đơn vị và Quân chủng hàng trăm triệu đồng.

Tại Trạm sửa chữa của đơn vị mùa này cũng luôn bận rộn. Khí tài, máy móc, cả những chiếc cần cẩu, xe chuyên dụng mà các đơn vị chuyển về được bảo dưỡng trực tiếp ở đây. Cứ xe, máy đến là anh em bắt tay vào việc, không kể ngày đêm. Giống như CBC‌ּS tham gia công tác, huấn luyện tại những trận địa không cố định, đối với họ bảo vệ vũ khí trang bị phải cẩn thận, kỹ lưỡng hơn cả bản thân. Thực tế ở trận địa anh em phải dựng lều trại dã chiến, không có nhà kho, thời tiết mưa nắng thất thường, nhưng công tác bảo quản luôn được đặt lên hàng đầu.

Trung tá Vũ Văn Hải, Phó Chủ nhiệm Chính trị Đoàn S79 cho biết, do đặc thù đơn vị là trực tiếp khai thác, tiếp xúc với khí tài trong huấn luyện, SSCĐ và bảo quản nên các trắc thủ và kỹ thuật viên đều được trang bị phương tiện bảo hộ, thiết bị an toàn. Đoàn còn lắp đặt thiết bị chống tiếng ồn trong khu kỹ thuật, máy phát, máy điều khiển; lắp đặt các thiết bị che chắn sóng siêu cao tần nhằm hạn chế tác động đến sức khỏe bộ đội. Hệ thống nhà kho, trạm xưởng và các xe máy khí tài đều lắp thiết bị chống nóng, hệ thống thông gió thoáng mát. Nhờ đó, sức khỏe của bộ đội luôn được bảo đảm, môi trường làm việc an toàn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật