Bệnh lạ phải đối mặt khi áp dụng kĩ thuật sửa đổi gen

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nhà khoa học đang bày tỏ sự lo lắng về tương lai của loài người khi những thí nghiệm biến đổi di truyền đang ngày càng bị áp dụng rộng rãi vô tội vạ.
Bệnh lạ phải đối mặt khi áp dụng kĩ thuật sửa đổi gen
Bênh cạnh những mặt tích cực, chỉnh sửa gen đang tạo ra những mối nguy cơ to lớn đối với nhân loại nếu không được áp dụng đúng đắn.

Những câu hỏi sâu sắc và đáng lo ngại xung quanh việc chữa bệnh và tình trạng thiết kế định hình trẻ sơ sinh bằng công nghệ chỉnh sửa gen đang được tranh luận gay gắt tại Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về biến đổi gen trên người. Các nhà khoa học đang bày tỏ sự lo lắng về tương lai của loài người khi những thí nghiệm biến đổi di truyền đang ngày càng bị áp dụng vô tội vạ.

Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về biến đổi gen trên người được tổ chức tại thủ đô Washington của Mỹ từ ngày 1 đến ngày 3 vừa qua là một hội nghị khá kì lạ.  Xen kẽ giữa những bài báo cáo phát biểu của các nhà khoa học về thành tựu đầy hứa hẹn của phương pháp chỉnh sửa gen trong việc chữa trị những căn bệnh khó chữa hiện nay là nỗi lo lắng ngày càng gia tăng về tính đạo đức của công nghệ thiết kế định hình trẻ sơ sinh và học thuyết ưu sinh. Hàng trăm nhà khoa học và nhà đạo đức học từ khắp nơi trên thế giới đã tranh luận về giới hạn cần phải được đặt ra cho những loại công nghệ có khả năng chỉnh sửa mã di truyền của con người.

Nhà khoa học đã từng đoạt giải Nobel là David Baltimore đến từ viện Nghiên Cứu Công Nghệ California cho biết: "Chúng tôi cảm thấy rằng khoa học công nghệ đang thật sự tiến gần đến việc có thể làm thay đổi hoàn toàn tính di truyền của loài người”.

Chỉnh sửa gen trở thành một vấn đề đáng báo động sau khi các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã làm thay đổi thành công bộ gen trong phôi thai người. Tuy kết quả vẫn chưa thật sự hoàn hảo nhưng sự kiện này đã chứng minh rằng kỹ thuật di truyền đang ngày càng bị lạ‌m dụn‌g ra khỏi giới hạn của lĩnh vực y học nhằm chữa trị những căn bệnh hiểm nghèo. Chúng đang được dùng để biến đổi các thế hệ tương lai của nhân loại.

Đây là một công nghệ có thể mang lại những tác động cực kì sâu sắc đối với cấu trúc ổn định của bộ gen con người.

Để thực hiện được công nghệ biến đổi gen, các nhà khoa học cần các công cụ để chỉnh sửa chính xác các gen nằm trong tế bào sống, đồng thời tìm kiếm các khu vực đặc thù của DNA để cắt và sửa chữa hoặc thay thế. Có một vài phương pháp khác nhau nhưng một kĩ thuật có tên là CRISPR-Cas9 có thể giúp thực hiện quá trình nay với tốc độ nhanh, giá rẻ và cách thức đơn giản hiện đang được áp dụng cực kì rộng rãi.

Các nhà khoa học đang tiến hành chỉnh sửa những động vật có bộ gen tương đối giống gen người nhằm làm sáng tỏ những khiếm khuyết bên trong bảng mã di truyền của con người. Điều này sẽ giúp phát triển các phương pháp điều trị đầy hứa hẹn cho bệnh teo cơ, bệnh tế bào hình liềm và bệnh ung thư. Bên cạnh đó, công nghệ này còn giúp cấy ghép cơ quan người vào c‌ơ th‌ể lợn để nuôi dưỡng và phát triển trước khi cấy ngược lại vào c‌ơ th‌ể bệnh nhân. Thậm chí công nghệ di truyền còn tạo ra loài muỗi bị đột biến, làm mất đi khả năng lây truyền bệnh sốt rét của chúng.

Gần đây, liệu pháp gen chỉnh sửa gen đã được thử nghiệm ở người trong lĩnh vực y học và mang lại những thành tựu nổi bật. Các bác sĩ người Anh đã chữa trị cho một bệnh nhi mắc bệnh bạch cầu bằng cách chỉnh sửa các tế bào miễn dịch được hiến tặng, giúp chúng khả năng tấn công vào khu vực ung thư. Bên cạnh đó là một công ty ở California đang thử nghiệm việc chỉnh sửa gen để khiến cho hệ miễn dịch của các bệnh nhân HIV kháng cự lại virus hiệu quả hơn.

Một trở ngại vẫn còn tồn tại trong kỹ thuật biến đổi gen là sự an toàn. Công cụ CRISPR tuy khá chính xác, nhưng đôi khi nó cũng cắt sai các phần của DNA. Và điều này sẽ gây ra hậu quả tai hại. Nhóm các nhà khoa học kết hợp giữa viện Công Nghệ Massachussett và Đại học Harvard đang cố gắng tinh chỉnh kĩ thuật CRISPR nhằm làm giảm tỷ lệ tạo lỗi.

Các vấn đề về đạo đức gây tranh cãi lớn nhất nảy sinh từ việc chỉnh sửa gen của những tế bào đặc biệt mà các nhà khoa học gọi là "dòng mầm". Công nghệ chỉnh sửa dòng mầm sẽ thao tác trên các tế bào sinh sản như tinh trùng, trứng hoặc phôi. Điều này sẽ gây ra sự thay đổi gen lan tràn một cách không thể kiểm soát cho những thế hệ tương lai chứ không bị giới hạn trong một cá thể đơn lẻ. Nếu có bất kì sai sót gì thì cả một thế hệ sẽ cùng bị khiếm khuyết và bệnh tật.

Ở Mỹ, công nghệ chỉnh sửa dòng mầm chỉ được áp dụng lâm sàng nhằm cải thiện khả năng mang thai. Và các nhà khoa học cho rằng đây là một giới hạn cuối cùng tuyệt đối không được vượt qua.

Các thử nghiệm chỉnh sửa phôi của Trung Quốc được nêu ở phần trên đã hoàn toàn bất chấp các vấn đề đạo đức. Vì lý do an toàn, việc chỉnh sửa phôi chưa bao giờ được sử dụng trong thực tế. Một gen luôn mang cả hai tính chất tốt hoặc xấu. Việc chỉnh sửa một tính chất mà chúng ta cho là xấu trên gen chỉ làm tạo ra thêm những tính chất xấu khác mà trong ngắn hạn vẫn chưa phát hiện ra. Chính vì những tranh cãi quá mức dữ dội mà Trung Quốc đã phải tạm dừng những cuộc thí nghiệm được tiến hành trên phôi này.

Ở mỗi nước, pháp luật và các hướng dẫn có liên quan đến nghiên cứu dòng mầm, chỉnh sửa di truyền đều rất khác nhau. Một số nước cấm hoàn toàn việc nghiên cứu về lĩnh vực này. Một số nước khác chỉ cho phép nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nhưng tuyệt đối không được áp dụng trên phôi thai. Một số nước lại không có luật lệ đề cập.

Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng, công nghệ chỉnh sửa gen sẽ mang lại những hậu quả cực kì tai hại nếu không được sử dụng đúng đắn. Việc làm của một quốc gia sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác nếu không muốn nói là đến cả thế giới vì tác động của công nghệ gen là không có giới hạn.

Họ cho rằng, giới hạn cuối cùng cần được đặt ra cho công nghệ chỉnh sửa gen là nhằm ngăn chặn bố mẹ không truyền gen xấu hoặc nguồn bệnh cho thế hệ con cái của họ.

"Công nghệ này tốt nhất nên được áp dụng trong ngành y tế dự phòng". Nhà di truyền học George Church tại Đại học Harvard cho biết.

Chỉnh sửa dòng mầm hiện đang phát triển âm thầm ở một số quốc gia phát triển dù có nhiều tranh cãi. Tại Đại học Pittsburgh, các nhà khoa học đang phát triển phương pháp điều trị vô sinh ở nam giới bằng cách làm thay đổi tế bào sản xuấ‌ּt tin‌ּh trùng của họ.

Chúng ta không thể phủ nhận những tác động tích cực của công nghệ biến đổi gen đối với cuộc sống của con người. Chính vì thế, việc cấm đoán hoàn toàn những nghiên cứu trong lĩnh vực này có thể làm ngăn chặn những khám phá và đổi mới quan trọng. Ví dụ như các nhà nghiên cứu ở Anh đang dự định nghiên cứu về thay đổi phôi ở con người nhằm tìm hiểu sâu hơn về nguy cơ gây sẩy thai.

Tuy nhiên những người chỉ trích cho rằng hiện nay có nhiều phương pháp thay thế cho kĩ thuật chỉnh sửa gen như thụ tinh trong ống nghiệm hay nhận con nuôi. Việc lạ‌m dụn‌g thái quá công nghệ này sẽ mang lại những hậu quả khôn lường. Điển hình như mối nguy cơ thiết kế định hình trẻ sơ sinh hiện nay. Các nhà khoa học sẽ cấy ghép chỉnh sửa bộ gen dòng mầm của bố mẹ để cho ra những đứa con có tính chất tốt nhất. Nhưng như đã đề cập, việc này có thể gây ra sự xáo trộn di truyền và tạo ra những rủi ro không thể lường trước như bệnh lạ và khuyết tật tiềm ẩn. Chúng có thể sẽ không bộc phát ngay tại đời con mà tiềm ẩn đến nhiều thế hệ sau mới lộ rõ. Đến lúc này, bộ gen rối loạn và sai sót đã được di truyền cho quá nhiều người và lan tràn cho nhiều thế hệ. Càng về sau thì tốc độ lây lan sẽ càng lớn, nhanh chóng vượt ra khỏi tầm kiểm soát.  

Một khi quá trình này đã bắt đầu, chúng ta sẽ không có cách nào cứu vãn. Những giới hạn cần phải được đặt ra trước khi quá muộn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật