Xử lý nợ xấu: Có tiền cũng chưa chắc đã làm được?

Applecat Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chủ tịch VAMC nhấn mạnh: “VAMC được cho tiền thật với cơ chế như hiện nay thì cũng không xử lý hết được nợ bởi chưa có thị trường mua bán nợ“.
Xử lý nợ xấu: Có tiền cũng chưa chắc đã làm được?
Ảnh minh họa

Phát biểu tại Hội thảo “Đánh giá kết quả tái cấu trúc ngân hàng và xử lý nợ xấu”, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch VAMC cho biết kể từ khi ra đời (tháng 7/2013) từ khoản nợ mua đầu tiên của Agribank đến nay, VAMC đã góp phần khơi thông nguồn vốn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm và tạo sự ổn định kinh tế, tạo niềm tin cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Đối với các TCTD, VAMC đã góp phần đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của TCTD, kéo dài thời gian trích lập dự phòng rủi ro từ 5-10 năm, giảm áp lực về tài chính cho TCTD; sử dụng TPĐB do VAMC phát hành để vay tái cấp vốn của NHNN, qua đó tạo nguồn kinh doanh; xem xét cho doanh nghiệp tiếp tục vay vốn nếu có phương án sản xuất kinh doanh khả thi.

Cụ thể, kết quả hoạt động lũy kế đến nay, có 39 TCTD bán nợ cho VAMC, có 15.257 khách hàng. Số lượng khoản nợ lên tới 23.206 tỷ đồng. Tổng dư nợ gốc đạt 224.869 tỷ đồng, tổng giá mua là 190.807 tỷ đồng.

Ông Hùng cho biết thêm sau khi phối kết hợp với TCTD, có nhiều khách hàng rất có thiện chí, chủ động có phương án trả nợ kèm theo xin miễn giảm lãi phạt. Nhờ vậy, năm 2015 kết quả thu hồi nợ đạt 9.827 tỷ đồng, theo ông, đây là một kết quả rất đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, ông Hùng chỉ ra khó khăn vướng mắc trong xử lý nợ. Về cơ cấu nợ, TCTD không đồng ý cho DN miễn giảm lãi trong trường hợp tài sản bảo đảm có giá trị lớn.

Ngoài ra, TCTD không đồng thuận trong việc cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, cho vay bổ sung khi tài sản bảo đảm có giá trị kém, do tâm lý bị xử lý hình sự hóa sau khi cơ cấu nợ khách hàng không trả được nợ; Khách hàng chưa đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh khả thi, chưa chứng minh được tình hình tài chính; VAMC không thể chủ động tiến hành tái cơ cấu nợ, miền giảm lãi cho khách hàng khi TCTD chưa thống nhất.

Quá trình phát mại tài sản thông qua đấu giá mất nhiều thời gian trong khi đó khách hàng không đồng ý bàn giao tài sản; bên bảo đảm không hợp tác trong vấn đề thỏa thuận giá khởi điểm hoặc thuê tổ chức định giá… dẫn đến VAMC, TCTD không thể xử lý để thu hồi nợ.

Bên cạnh đó, quá trình thu hồi nợ cũng có nhiều rắc rối khi VAMC không có quyền chủ động xử lý những khoản nợ xấu mua bằng TPĐB, không có nhiều vai trò định đoạt tái sản bảo đảm các khoản nợ xấu đã mua.

Ông Hùng chỉ ra định hướng, năm 2016, VAMC dứt khoát mua bán theo giá thị trường; phân loại và xử lý các khoản nợ đã mua bằng TPĐB; Đấu giá, phát mại tài sản theo Thông tư 18; Góp vốn, chuyển nợ thành vốn góp để tái cấu trúc lại DN; cơ cấu các khoản nợ có khả năng phục hồi, triển khai nghiệp vụ bão lãnh cho khách hàng được vay vốn tại các TCTD; đầu tư nâng cấp cho thuê tài sản; tham gia tái cấu trúc TCTD.

Ông Hùng nhấn mạnh: "VAMC được cho tiền thật với cơ chế như hiện nay thì cũng không xử lý hết được nợ bởi chưa có thị trường mua bán nợ. Đối tượng được mua bán nợ bị hạn chế theo các quy định của pháp luật. VAMC mua nợ xấu của các TCTD nhưng không thể bán được nợ cho bên thứ ba nếu không có giấy phép kinh doanh về ngành nghề mua bán nợ".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật