3 đợt xét tuyển không nhận được bộ hồ sơ nào, chỉ còn nước đóng cửa!

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Không hiểu các thí sinh đi đâu hết, cả mấy đợt xét tuyển mà chúng tôi không hề nhận được bộ hồ sơ nào. Cứ đà này, cứ thi kiểu này thì các trường như chúng tôi chỉ còn nước đóng cửa hết“, Hiệu trưởng CĐ Kinh tế Kỹ thuật Nguyễn Quang Hậu cho biết.
3 đợt xét tuyển không nhận được bộ hồ sơ nào, chỉ còn nước đóng cửa!
Ảnh minh họa

Có quá nhiều các trường được thành lập…

Ghi nhận của PV, đã bước vào đợt 4 xét tuyển bổ sung ĐH-CĐ nhưng rất nhiều trường cao đẳng, trung cấp vẫn không thể tuyển đủ lượng thí sinh, thậm chí nhiều trường còn không có thí sinh đến nhập học. Mọi năm đến thời điểm này, các trường đã rục rịch tổ chức khai giảng, chào đón năm học mới, nhưng năm nay, không có thí sinh, nhiều trường không biết có còn được tổ chức khai giảng nữa hay phải đứng trước nguy cơ đóng cửa.

Ông Nguyễn Quang Hậu – Hiệu trưởng CĐ Kinh tế Kỹ Thuật Phú Thọ cho biết: “Đã 3 đợt xét tuyển đi qua nhưng trường chúng tôi vẫn không hề nhận được bộ hồ sơ nào. Đến đợt xét tuyển bổ sung đợt 4, nhà trường nhận được 8 bộ hồ sơ với 2 khoa khác nhau ở hệ CĐ và 5 bộ hồ sơ ở 3 khoa khác nhau hệ trung cấp. Không biết làm cách nào để phân khoa cho các học sinh với sĩ số vỏn vẹn từng ấy em. Chính vì vậy, nhà trường đành phải gộp các em lại cho học chung một lớp.

Cứ đà này, cứ thi kiểu này thì các trường như chúng tôi chỉ còn nước đóng cửa hết. Như năm ngoái, tổ chức thi riêng chúng tôi còn có thí sinh. Năm nay thì chả biết sao làm sống. Có quá nhiều các trường được thành lập, trong khi lượng thí sinh thì vẫn chỉ có vậy. Khi con đường vào ĐH quá dễ dàng thì các trường cao đẳng, trung cấp khó tuyển là điều không cần bàn cãi”.

"Không đủ thí sinh để khai giảng, nhưng để giữ chân học sinh ở lại, nhà trường đã phải tổ chức cho 8 em học trước và tiếp tục thông báo tuyển sinh với hy vọng sẽ tuyển thêm được thí sinh", ông Hậu nói.

Cùng chung nỗi buồn với hiệu trưởng, thầy Nguyễn Lương Cường, Giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phú Thọ cho biết: “Tôi dạy bộ môn pháp luật là môn chung nên các học sinh học gộp cũng vẫn còn cố dạy được, nhưng ít học sinh thấy dạy học hơi buồn”.

Theo ông Hậu, trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Phú Thọ có những năm học, số sinh viên lên tới 2.000 em. Nhưng giờ với chỉ tiêu 250 thí sinh mà nhà trường cũng khó có thể đạt được. Đây là tình trạng chung của rất nhiều trường cao đẳng, trung cấp trên cả nước. "Không đủ thí sinh để khai giảng, nhưng để giữ chân học sinh ở lại, nhà trường đã phải tổ chức cho 8 em học trước và tiếp tục thông báo tuyển sinh với hy vọng sẽ tuyển thêm được thí sinh", ông Hậu nói.

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra, chỉ bấy nhiêu học sinh, không biết nhà trường có thể tiếp tục cầm cự đến bao giờ? Trong khi đó, để có đủ nguồn tuyển, các trường đang phải cố gắng cạnh tranh nhau, tìm cách thu hút thí sinh.

... để có đủ học sinh các trường ĐH phải xét tuyển học bạ

Ông Vũ Văn Phán – Phó hiệu trưởng trường ĐH Phương Đông chia sẻ: “Thí sinh bây giờ vẫn trọng học ĐH. Không vào được công lập họ mới vào dân lập. Không vào được tốp cao họ mới vào tốp dưới. Nên khi họ vào hết rồi thì các trường còn lại ắt sẽ thiếu nguồn tuyển. Tâm lý của các thí sinh bây giờ chọn học CĐ ở các trường ĐH sau đó liên thông luôn lên ĐH”.

Ông Vũ Văn Phán – Phó hiệu trưởng trường ĐH Phương Đông chia sẻ: “Thí sinh bây giờ học vẫn trọng học ĐH, không vào được công lập họ mới vào dân lập..."

Theo ông Vũ Văn Phán, trường ĐH Phương Đông, ngoài xét tuyển theo hình thức lấy điểm thi tốt nghiệp, trường xét tuyển cả thí sinh bằng học bạ. Thêm vào đó, nhà trường còn tuyển cả hệ cao đẳng. 

Không chỉ trường ĐH như Phương Đông mà nhiều trường ĐH, CĐ đang thay đổi hình thức xét tuyển để có thể tuyển đủ thí sinh. Khi cánh cổng của các trường ĐH rộng mở thì các trường CĐ, trường nghề lại càng gặp khó khăn.

Thiếu học sinh, các trường nghề, CĐ có nguy cơ đóng cửa.

Để trả lời cho câu hỏi các thí sinh đang ở đâu, chúng tôi tìm hiểu con số thống kê từ Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và đào tạo. Theo đó, trên cả nước có hơn 400 trường ĐH-CĐ, trung bình cứ mỗi tỉnh lại có 7 trường ĐH-CĐ và chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ĐH lại tăng mạnh theo từng năm.

Cụ thể là trong năm 2013 chỉ tiêu ĐH là gần 300.000, đến năm 2014 là 370.000 và năm nay là 439.000 vừa xét theo kỳ thi THPT quốc gia vừa xét theo phương thức riêng. Rõ ràng, nguồn tuyển của hệ đại học tăng dần đều thì việc các trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề mất đi nguồn tuyển là điều dễ hiểu. Và cứ như thế, việc thừa thầy thiếu thợ sẽ tiếp tục nặng nề hơn.

Em Đặng Văn Hào (ở Quảng Ninh, tân sinh viên ĐH Phương Đông) nói: “Đã là sinh viên phải lên Hà Nội, em thích lên Thủ đô học hơn. Ở quê lâu rồi, nên em muốn thay đổi".
Trong khi đó, em Nguyễn Bích Phương tâm sự: “Lúc đầu dự thi trường ĐH Nội Vụ nhưng không được, em chuyển xuống ĐH Phương Đông. Em cũng không biết ra trường có xin được việc không nhưng đỗ thì cứ học đã”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật