Dàn vũ khí công nghệ cao không thắng nổi sự kiên cường của Nam Tư

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Năm 1999, Mỹ và NATO đã sử dụng nhiều vũ khí chính xác, kỹ thuật cao tấn công diện rộng toàn cõi Kosovo (Nam Tư), khái niệm tác chiến hiện đại giờ đây có thêm nội hàm mới.
Dàn vũ khí công nghệ cao không thắng nổi sự kiên cường của Nam Tư
Đồ họa tên lửa SAM-3 của Nam Tư săn diệt máy bay tàng hình F-117A của Mỹ.

chiến tranh đã xảy ra tại Ban Căng

Nam Tư được thành lập kiểu một vương quốc vào năm 1918. Sau Thế chiến 2, Nam Tư được phục hồi, theo đường lối XHCN, liên kết 6 nước cộng hoà vào thành một liên bang gồm Bosnia-Hercegovina, Croatia, Macedonia, Montenegro, Serbia và Slovenia.

Trong đó, riêng Serbia lại có hai tỉnh thực hiện quy chế tự trị là Kosovo và Vojvodina. Những năm 1990, những mối bất hòa, mâu thuẫn sắc tộc, chủ nghĩa ly khai được hậu thuẫn từ các thế lực bên ngoài khiến LB Nam Tư chia rẽ sâu sắc.

Thế rồi LHQ can thiệp, nhưng không kết quả. Với toan tính từ trước, ngày 24/03/1999, NATO và đồng minh đã tiến hành cuộc không kích vào Nam Tư, hòng giải quyết cuộc khủng hoảng Kosovo, trở thành cuộc tấn công đầu tiên của NATO nhằm vào một quốc gia châu Âu.

Chiến dịch tiến công đường không của NATO diễn ra từ ngày 24/03 cho tới ngày 10/06/1999 gồm 3 giai đoạn chính.

Mục tiêu chủ yếu của giai đoạn 1 mà lãnh đạo NATO đặt ra là: giành ưu thế trên không, chế áp hệ thống phòng không Nam Tư và loại khỏi vòng chiến những mục tiêu chính của hạ tầng quân sự tại Kosovo.

Trong 2 đến 3 ngày đêm, NATO dự định tấn công đường không ban đêm tiêu diệt các đài radar, các phương tiện hoả lực, các đầu mối thông tin liên lạc và các sở chỉ huy, làm rối loạn chỉ đạo chiến tranh của Nam Tư. xuyên và cô lập các lực lượng quân đội ở Kosovo.

Giai đoạn 2: tiếp tục thực hiện các đòn tấn công bằng bom và tên lửa để tiêu diệt các mục tiêu trên toàn lãnh thổ Nam Tư. Các nỗ lực chính được tập trung vào tiêu diệt các đơn vị lục quân, vũ khí và trang bị, cũng như các mục tiêu quân sự các cấp, kể cả cấp chiến thuật.

Ở giai đoạn này, lãnh đạo NATO đặt ra mục tiêu chính là cô lập khu vực chiến sự…

Trong giai đoạn 3, NATO trù định: thực hiện các cuộc tấn công vào những mục tiêu nhà nước và công nghiệp quốc phòng làm suy yếu tiềm lực kinh tế-quân sự của Nam Tư và đè bẹp ý chí kháng chiến của nhân dân Serbia.

Các vụ oanh kích ban đầu chỉ tập trung vào các mục tiêu quân sự, nhưng sau đó mở rộng sang hàng loạt mục tiêu khác như cầu cống, nhà máy lọc dầu, cơ sở phát điện và hệ thống thông tin liên lạc.

Tuy nhiên, Mỹ đã phạm sai lầm nghiêm trọng trong chiến lược sử dụng sức mạnh quân sự cùng NATO.

Trong chiến tranh Kosovo lực lượng vũ trang và nhân dân Nam Tư chống trả quyết liệt, dũng cảm và đầy mưu trí. Nam Tư đã bắn rơi máy bay “tàng hình” F-117A và hàng trăm tên lửa hành trình, át chủ bài của Mỹ và NATO.

Mỹ và NATO đã phải ký kết hiệp định đình chiến và chỉ có thể lật đổ được Tổng thống Nam Tư Mi-lô-xê-vích trong cuộc “cách mạng nhung” sau đó.

Các quốc gia được thành lập từ những phần cũ của Nam Tư giờ đây gồm: Bosna và Hercegovina; Croatia; Macedonia; Montenegro; Serbia; Slovenia và Kosovo.

Một bệ phóng tên lửa Pechora (S-125) của Lực lượng phòng không Nam Tư.

Dàn vũ khí kỹ thuật cao "khủng" xuất hiện.

Có thể nói, năm 1999 các lực lượng PK-KQ không lấy gì làm mạnh của Nam Tư vốn bị chia rẽ vì mâu thuẫn nội bộ đã phải đối phó với không quân và hải quân cùng lực lượng tác chiến điện tử hùng mạnh của liên quân NATO.

Khái niệm vũ khí thông thường kỹ thuật cao có nội hàm rõ nhất là vũ khí được điều khiển chính xác. So với các cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí thông thường trước đây, vào thời điểm những năm 1980-1990 hàng loạt vũ khí hoàn toàn mới đã ra đời.

Chúng được vận hành theo nguyên tắc vật lý mới, được xử lý bằng số liệu nhanh, có đặc trưng là tốc độ lớn, sai số thấp. vũ khí điều khiển chính xác đã phá vỡ mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa sức sát thương và sức phá hoại.

Hỏa lực từ tiêu diệt diện rộng sang tiêu diệt điểm. Hoạt động quân sự lấy không tập khởi chiến, ngay từ đầu không quân có nhiệm vụ “làm mềm đối phương”, thay vì theo lối cũ “tiền pháo hậu xung”, “chiến thuật biển người”, “mật tập bằng lực lượng đặc biệt”.

Quy mô chiến trường mở rộng nhờ vũ khí cơ động từ xa tới, đột kích bất ngờ, vũ khí được dẫn, dắt bằng nhiều phương thức mới như định vị vệ tinh GPS, lasel, ảnh nhiệt, quang điện tử…Vệ tinh trinh sát đã là thành tố tham gia trực tiếp tác chiến.

Những tài liệu quân sự ngay trong năm 1999 đã khẳng định, sau 8 tuần oanh kích, tại khu vực Ban căng, vũ khí kỹ thuật cao đã sử dụng nhiều nhất cho tới thời điểm đó như các loại máy bay chiến lược là B-52H, B-1B và B-2 và máy bay tàng hình F-117.

Máy bay ném bom tàng hình B-2 đảm nhiệm hơn 30% mục tiêu trên lãnh thổ Nam Tư. Những máy bay này mang theo bom thông minh, tên lửa đa dạng, từ tự dẫn đến dẫn đường bằng GPS, ảnh quang điện…

Bắt đầu cuộc tiến công chống Nam Tư, phía NATO và đồng minh đã được tập trung 430 máy bay. Ở Địa Trung Hải và Biển Adriatic đã có 19 tàu hỗ trợ chiến đấu cùng 3 tàu ngầm. Các tàu này hỗ trợ máy bay và mang theo 206 tên lửa hành trình.

Vào đỉnh điểm NATO huy động tổng số khoảng 1.100 máy bay, trong đó có 700 trực tiếp chiến đấu. Báo Sao Đỏ của Nga số tháng 4-1999 còn cho hay, “Hải quân Mỹ luôn dự trữ 1.000 tên lửa hành trình. Có thể đưa tới Ban Căng thêm vài trăm quả khi cần”.

Các máy bay chiến thuật thì luôn mang theo tên lửa cao tốc. Bất kể khi nào kíp trắc thủ điều khiển của lực lượng tên lửa Nam Tư bật đài trinh sát mục tiêu (SRTs), thì sẽ bị tên lửa chống radar cao tốc AGM-88 HARM của NATO tấn công ngay lập tức.

F-117A đã trở thành vũ khí “sáng chói” trong chiến tranh vùng vịnh 1, hiệu quả chiến đấu rất cao. Trong cuộc chiến này, F-117A đã thực hiện 1.271 phi vụ và thả 2.087 quả bom dẫn bằng laser GBU-10 và GBU-27 tổng trọng lượng gần 2000 tấn.

Hiệu quả (số lượng phi vụ/số mục tiêu chỉ định bị diệt) là 80-95%, đánh trúng và tiêu diệt gần 40% số mục tiêu mặt đất “ưu tiên” mà F-117A không bị tổn thất nào.

Trong cuộc chiến chống Nam Tư, 24 chiếc F-117A được đưa đến châu Âu. F-117 thực hiện gần 850 phi vụ. Có phi vụ gây tổn thất lớn về đạn tên lửa cho Nam Tư.

Ngày 24 tháng 3 năm 1999, lúc 20 giờ 20 phút, một cuộc không kích của NATO dùng tên lửa AGM-88 HARM đã phá hủy 100 quả đạn tên lửa V-601P cất giấu trong hầm bê tông tại căn cứ Jakovo.

Nhưng khác với Iraq, phòng không Nam Tư đã kiên cường đánh trả, bắn rơi tại chỗ 1 F-117 ở gần làng Budanovci, ngoại ô Belgrade ngày 27/3/1999 và 1 chiếc khác bị bắn bị thương ngày 30.4.1999 nhưng vẫn cố bay tới được căn cứ Aviano ở Italia và hạ cánh an toàn.

Nhiều tên lửa hành trình và máy bay chiến thuật cũng bị bắn hạ.

Người ta đã khẳng định một quả tên lửa SAM-3 cũ kỹ của thập kỷ 1960 đã kết liễu F-117A, “kỳ quan kỹ thuật” mà Mỹ mất hàng tỷ đô la để chế tạo.

Ngay sau khi chiếc F-117 bị bắn rơi, NATO đã áp dụng ngay các biện pháp đối phó. F-117 luôn được các máy bay tiêm kích trang bị tên lửa cao tốc chống radar HARM hộ tống và thay đổi đường bay, nên phòng không Serbia đã không thể “phục kích” nữa.

Vụ bắn rơi F-117A tạo sự nghi ngờ không chỉ đối với F-117 mà cả toàn bộ khái niệm công nghệ tàng hình vốn là cơ sở cho thế hệ máy bay chiến đấu tối tân nhất của Không quân Mỹ. Khả năng bí mật công nghệ tàng hình của F-117A đã lọt vào tay Nga, có thể cả Trung Quốc.

Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân khiến Không quân Mỹ loại bỏ F-117 khỏi trang bị năm 2008.

Có thể nói, sau chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất 1991, chiến tranh tại Kosovo đã phát triển hình thức tác chiến lên cấp độ mới, không gian tác chiến mở rộng rõ rệt ra vũ trụ.

Từ 1991 đến 1999 tạo thêm 1 chiều không gian trong tác chiến. Khái niệm trinh sát vũ trụ được cụ thể hóa bằng các hành động chỉ điểm từ rất xa, ngày nay độ phân giải ảnh vệ tinh đạt tới 10 đến 15cm.

Ngay từ 1999, vệ tinh Macross đã truyền về Sở chỉ huy của NATO ảnh vũ trụ với độ chính xác cao, cho tỷ lệ bản đồ cấp chiến thuật, tăng độ chính xác của vũ khí lên hàng chục lần.

Cũng từ đây “Tác chiến không gian” không chỉ là thuật ngữ nghiên cứu mà đã là khái niệm với nội hàm rất đa dạng và cụ thể.

Sau này Không quân Mỹ đã thành lập Bộ chỉ huy tiến công toàn cầu còn Quân đội Mỹ thành lập Bộ Tư lệnh An ninh mạng…cũng từ vô số điều rút ra trong chiến tranh kiểu này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật