Đời hoạt động nghệ thuật của Giáo sư Trần Văn Khê qua ảnh

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ thời học sinh, sinh viên cho đến khi trở thành nhà nghiên cứu âm nhạc, Giáo sư Trần Văn Khê luôn nhận được sự yêu quý, kính trọng của bạn bè, đồng nghiệp.
Đời hoạt động nghệ thuật của Giáo sư Trần Văn Khê qua ảnh
Giáo sư Trần Văn Khê thời trẻ.

Ông chỉ huy dàn nhạc trường Trương Vĩnh Ký (nay là trường Lê Hồng Phong, TP HCM) vào năm 1940. Ông thi đậu và nhận học bổng vào học Trung học Trương Vĩnh Ký từ tháng 9/1934, sống nội trú liên tục bảy năm. Năm học nào ông cũng đạt loại giỏi, xuất sắc. Ở năm học thứ tư, ông đoạt giải nhất cuộc thi viết luận về đề tài sự lễ phép và được phần thưởng du lịch ba miền đất nước. Kết thúc bảy năm học ở ngôi trường này, ông đoạt thủ khoa Tú tài toàn phần.

Từ năm 1944 - 1949, Trần Văn Khê vừa làm giáo sư tư thục tại Sài Gòn và Cần Thơ, vừa làm ký giả báo Thần Chung và Việt Báo. Năm 1949, ông sang Pháp với nhiệm vụ phóng viên, từ đó bắt đầu quá trình học tập và làm việc lâu dài tại Pháp. Năm 1950, Giáo sư Trần Văn Khê được mời sang Đại học Exeter ở miền nam nước Anh. Ông được người bạn tên Thân (trái) vận động nhà trường đài thọ chi phí cho chuyến đi. Ở đây, ông Khê có các buổi nói chuyện về nhạc Việt Nam truyền thống và tân nhạc cho sinh viên Anh rất thành công.

Năm 1953, Trần Văn Khê tại bệnh viện Centre Universitaire de cure a Airesurl’Adour (Pháp). Từ năm 1951 đến năm 1953, Trần Văn Khê phải nằm viện dành riêng cho sinh viên để dưỡng lao thận và điều trị nhiều loại bệnh khác. Nhờ nằm trị bệnh, cách ly với cuộc sống xã hội bên ngoài, ông có thời gian đọc sách và quyết định đi theo con đường nghiên cứu.

Năm 1958, Giáo sư Trần Văn Khê nói chuyện âm nhạc tại Thụy Sĩ. Vào tháng 6 năm này, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chủ đề về "Âm nhạc truyền thống Việt Nam" của Đại học Sorbonne, Pháp. Từ đó, ông bước vào con đường nghiên cứu, giảng dạy, diễn thuyết liên tục tại Pháp và nhiều quốc gia.

Năm 1958, ông tham gia Hội nghị quốc tế BATH tại Anh chủ đề "Ứng tác ứng tấu" về phong cách biểu diễn tùy hứng. Giáo sư Trần Văn Khê thuyết trình về cách rao trong nhạc Việt Nam.

Năm 1959, tại UNESCO, bà Maryvonne Kendergi phỏng vấn Giáo sư Trần Văn Khê.

Năm 1960, Giáo sư Trần Văn Khê tại nhà Giáo sư Jacques Chailley. Jaques Chailley là người thầy Pháp dìu dắt Trần Văn Khê tận tình trên con đường nghiên cứu âm nhạc.

Năm 1961, bà Hirai Sumiko hướng dẫn Giáo sư Trần Văn Khê sử dụng đàn Shamisen của Nhật Bản. Giáo sư Khê là một trong thành viên chủ chốt Thành lập Trung tâm Nhạc học Đông phương tại Paris, chuyên dạy các môn âm nhạc truyền thống châu Á theo phương pháp truyền khẩu và truyền ngón. Vì thế, ông không chỉ am tường về nhạc dân tộc Việt Nam mà còn hiểu rõ về nhạc dân tộc nhiều nước châu Á, Trung Đông, phương Tây.

Năm 1968, Giáo sư Trần Văn Khê gặp mặt Đệ nhất Phu nhân Phillippines sau một buổi diễn thuyết thành công về âm nhạc.

Năm 1969, tại Hội nghị Teheran, Giáo sư Trần Văn Khê thuyết trình có minh họa về âm nhạc truyền thống Việt Nam. Với vai trò nhà nghiên cứu âm nhạc quốc tế, Trần Văn Khê được mời giảng dạy nhạc học trong chuyên khoa nhạc dân tộc của Đại học Sorbonne Paris và nhiều đại học trên thế giới. Từ những năm 1968-1972, ông đặt cho mình trọng tâm nghiên cứu các loại hình kịch nghệ châu Á như: Kinh kịch của Trung Quốc, Nôh, Kabuki của Nhật Bản, Pansori (Triều Tiên), hát Chèo, hát Bội, hát Cải lương của Việt Nam.

Sang Pháp học tập và trở thành nhà nghiên cứu từ năm 1949, đến năm 1974, Giáo sư Trần Văn Khê lần đầu tiên quay về Sài Gòn. Dịp này, ông nhận bằng khen và là Nghệ sĩ danh dự của Hội nghệ sĩ Ái Hữu.

Năm 1974, gia đình và bạn bè ra đón Giáo sư Trần Văn Khê tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM. Từ phải qua: con gái Thủy Tiên của ông bế cháu ngoại Đào Tiên, bà Nguyễn Thị Sương (vợ Giáo sư Khê), Giáo sư Khê, nghệ sĩ Phùng Há, nghệ sĩ Năm Châu, nghệ sĩ Kim Cương, em trai Trần Văn Khê  -  Trần Văn Trạch. Bà Nguyễn Thị Sương qua đời năm 2014. Ông Trạch mất năm 1994, ông là ca sĩ và được mệnh danh là quái kiệt của làng nhạc Sài Gòn thời trước.

Năm 1977, Giáo sư Trần Văn Khê và nhạc sư Vĩnh Bảo khóc tại Nhạc hội cải lương tài tử diễn ra ở Sài Gòn.

Năm 1979, Giáo sư Trần Văn Khê gặp gỡ cụ Đào Duy Anh tại TP HCM.

Năm 1983, Giáo sư Trần Văn Khê tại Đại học Hawaii, Mỹ.

Năm 1963, Giáo sư Trần Văn Khê tại Bình Nhưỡng dự diễn đàn Âm nhạc châu Á.

Năm 1987, Giáo sư Trần Văn Khê và nhạc sĩ Văn Cao.

Năm 1990, Giáo sư Trần Văn Khê gặp gỡ Giáo sư John Balaban (nhà thơ Mỹ, người từng chuyển ngữ thơ Hồ Xuân Hương).

Giáo sư Khê và nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị. Cả hai có nhiều kỷ niệm từ thời ông còn là sinih viên Trường Thuốc Hà Nội.

Giáo sư Trần Văn Khê bên người bạn thân thiết - nhạc sĩ Phạm Duy.

Năm 2005, nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương mừng thọ 85 tuổi của Giáo sư Trần Văn Khê. Trong di nguyện của mình, Giáo sư Khê mời ông Bá Thùy - chồng bà Hỷ Khương - nằm trong tiểu ban tang lễ lo chuyện hậu sự cho ông.

Vĩnh biệt Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê - Giáo sư Trần Văn Khê qua đời ở tuổi 94
//

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật