Luật sơ hở, đại biểu Quốc hội lo không cẩn thận, sẽ mất chủ quyền

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày hôm nay (28/5) khi Quốc hội thảo luận tại nghị trường về dự thảo Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, nhiều đại biểu đã phản ứng quyết liệt vì dự án Luật này không đưa các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, đảo ngầm, bãi đá, san hô... vào chương “Quản lý tài nguyên hải đảo”
Luật sơ hở, đại biểu Quốc hội lo không cẩn thận, sẽ mất chủ quyền
Ảnh minh họa

Điều mà các Đại biểu quan tâm ở dự thảo luật này là vừa phải đảm bảo được nguyên tắc quản lý tài nguyên môi trường, hỗ trợ phát triển kinh tế biển, đồng thời góp phần giữ vững an ninh chủ quyền quốc gia, nhất là trong tình hình phức tạp hiện nay.

Trung Quốc liên tục thực hiện những hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ba đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM), Nguyễn Viết Nhiên (Hải Phòng) và Lê Việt Trường (An Giang) đã làm nóng nghị trường Quốc hội trong phiên họp ngày 28-5 bằng những phản ứng, phân tích lập luận chặt chẽ xung quanh vấn đề này.

Không cẩn thận, sẽ mất chủ quyền

Theo các đại biểu, dự án Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo đã có sơ hở khi không đưa các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, đảo ngầm, bãi đá, bãi san hô. .. vào nội dung điều chỉnh của chương “Quản lý tài nguyên hải đảo”.

Điều này có nghĩa các cấu trúc trên sẽ không nằm trong tầm điều chỉnh của dự luật.

“Như vậy thì chúng ta không quản lý được tài nguyên ở các cấu trúc này. Và thậm chí là sẽ mất chủ quyền, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động mở rộng, bồi đắp và xây dựng trên các đảo chìm tại Trường Sa” - Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.

Lý do không đưa các dạng đảo này vào luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giải thích là theo quy định tại Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Luật biển Việt Nam thì các bãi cạn chìm xuống khi triều lên và nổi lên khi triều xuống là bãi cạn lúc nổi, lúc chìm, không được coi là đảo, và Luật biển Việt Nam cũng không quy định về đối tượng này.

Tuy nhiên đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã phản đối lập luận này. Ông Nghĩa cho rằng UBTVQH giải thích như vậy là chưa chuẩn vì điều 19 và 20 của Luật biển quy định về chế độ pháp lý của đảo và quần đảo có nhắc đầy đủ các cấu trúc bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, đảo ngầm, bãi đá, bãi san hô.

“Luật quy định như thế này thì rất sơ hở, bỏ mất sự bảo vệ chủ quyền, quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên một số cấu trúc vật chất ở ngoài biển. Khi người ta khai thác mình không có cơ sở luật để phản bác vì chỉ nói đảo và hải đảo, chứ đâu nói bãi đá" - Ông Nghĩa nói.

Đại biểu Nguyễn Viết Nhiên - Ảnh: Việt Dũng

Có luật mới phản đối được Trung Quốc

Ngay sau đó, đại biểu, chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Nhiên - Phó tư lệnh quân chủng hải quân cũng cho rằng nên “hết sức cân nhắc” việc đưa các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, đảo ngầm, bãi đá, bãi san hô vào phạm vi điều chỉnh của luật.

Chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Nhiên nói ông đồng ý với lập luận của đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Đại biểu Nhiên thông tin, tại Trường Sa hiện nay phía Bruney dù không chiếm giữ đảo hay bãi cạn, đá ngầm nào nhưng họ vẫn tuyên bố chủ quyền với một bãi đá ngầm.

Trung Quốc cũng đang chiếm giữ 7 đảo chìm. “Việc luật xem nhẹ cấu trúc này sẽ gây khó khăn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền” - Chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Nhiên nói.

Cùng quan điểm này, đại biểu Lê Việt Trường - Phó chủ nhiệm ủy ban An ninh, quốc phòng của Quốc hội cũng cho rằng không đưa các cấu trúc đảo như trên vào luật là bất hợp lý.

Theo đại biểu Trường, việc Trung Quốc đang đổ hàng vạn tấn sắt thép, đất đá để bồi đắp, mở rộng đảo như hiện tại trên các đảo chìm, bãi đá ngầm trong khi chúng ta tự loại bãi đá ngầm, đảo chìm ra khỏi Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo thì sẽ rất khó lên tiếng phản đối.

“Đồng thời khi có luật, chúng ta phản đối hành động phá hủy môi trường biển trong việc mở rộng đảo của Trung Quốc sẽ được sự ủng hộ của quốc tế dễ dàng hơn khi chúng ta chỉ phản đối về vấn đề chủ quyền” - Ông Lê Việt Trường nói.

Tiếp thu các ý kiến này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết UBTVQH đã lắng nghe và sẽ xem xét chỉnh sửa phù hợp.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6467
  1. Tướng Trung Quốc lên đường sang Mỹ bàn chuyện biển Đông
  2. Philippines nộp bản đồ cổ về Scarborough cho tòa quốc tế
  3. G7 ra tuyên bố chung về Biển Đông, cứng rắn với Nga
  4. Đề nghị Chính phủ cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn trước hành động của Trung Quốc
  5. Tàu dầu khí Trung Quốc đang di chuyển chậm về vịnh Thái Lan
  6. Trung Quốc nuôi tham vọng bá chủ đại dương
  7. ​G7 ‘sẽ nêu quan ngại’ về tình hình biển Đông
  8. ​Quốc hội họp kín về biển Đông: Nội dung báo cáo không có gì mới
  9. Báo Anh: Mỹ, châu Âu đang tích cực chào hàng máy bay quân sự với Việt Nam
  10. Đại sứ Trung Quốc tuyên bố có quyền lập ADIZ ở Biển Đông bất chấp dư luận
  11. Báo Trung Quốc: Sẽ bắn hạ máy bay trinh sát Úc nếu xuất hiện tại Biển Đông
  12. Châu Á mạnh tay mua sắm vũ khí
  13. Thủ tướng đề nghị quốc tế tiếp tục lên án các hoạt động phi pháp ở Biển Đông
  14. Đại biểu gửi thư đề nghị Quốc hội phản ứng việc Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa
  15. Liên minh châu Âu cam kết không đứng ngoài vấn đề Biển Đông
  16. Mỹ- Nhật- Philippines sẽ phá mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc
  17. Khả năng đụng độ quân sự ở biển Đông là ‘trên 50%’
  18. Úc cảnh báo Trung Quốc 
tăng cường quân sự ở quần đảo Trường Sa
  19. Trung Quốc mang bia giả ra chôn ở Trường Sa, chơi trò ngụy tạo bằng chứng
  20. Những tiến bộ trong trong hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ
  21. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: sẽ cử chuyên gia sang Việt Nam
  22. Tổng thống Obama cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông
Video và Bài nổi bật