Chuyên gia quốc tế: Trung Quốc hậm hực vì Việt Nam thân với Nhật - Ấn – Mỹ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong bài viết trên trang “Phân tích Nam Á“, tác giả cho rằng, nhà cầm quyền Bắc Kinh đang tỏ ra rất khó chịu trước mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Việt Nam với các đối tác ở châu Á và Hoa Kỳ.
Chuyên gia quốc tế: Trung Quốc hậm hực vì Việt Nam thân với Nhật - Ấn – Mỹ
Tàu Hải cảnh Trung Quốc tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam trong vụ đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014.

Theo phân tích của Tiến sĩ Subhash Kapila trong bài viết đăng trên website của mạng “Phân tích Nam Á”, giới chức Trung Quốc đang sử dụng chiêu bài “hai mặt” với Việt Nam.

Trong các phát biểu nhân chuyến thăm của các nhà lãnh đạo hai nước, Trung Quốc thường nói rằng họ “tôn trọng mối quan hệ với Việt Nam và luôn cố gắng củng cố mối quan hệ đó” nhưng ngược lại, ở sau lưng, các cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc như "Thời báo Hoàn cầu" lại liên tục có những bài viết mang tính “dọa nạt” Hà Nội.

Tiến sĩ Subhash Kapila cho rằng, trong những bài viết đăng trên một số tờ báo chính thống của Trung Quốc thời gian vừa qua, không khó để người đọc nhận ra rằng dường như Bắc Kinh đang ngầm chỉ trích Việt Nam vì quốc tế hóa tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông, ví dụ như sự kiện Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5/2014 và xây dựng các đảo nhân tạo trên biển Đông.

Trong những chỉ trích ngầm đối với Việt Nam, Trung Quốc ngụ ý phê phán việc Việt Nam cải thiện quan hệ với Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản. Dường như Trung Quốc bực bội và khó chịu vì Việt Nam đi theo hướng này.

Cũng trong bài viết của mình, Tiến sĩ Subhash Kapila cho rằng, việc củng cố quan hệ ba nước Mỹ - Ấn - Nhật và quan hệ Nhật - Ấn - Việt Nam là phản ứng hợp lý của các nước đối với “sự trỗi dậy không hòa bình” của Trung Quốc. Có vẻ như Trung Quốc đang tìm biện pháp tiếp cận "hợp lý" với Việt Nam nhằm ngăn cản Hà Nội đi theo hướng này.

Các bài bình luận trên truyền thông chính thức của Trung Quốc còn ngụ ý chỉ trích những sáng kiến hợp tác của Việt Nam và Philippines nhằm kiềm chế Trung Quốc gây leo thang xung đột trên Biển Đông. Bắc Kinh không hài lòng với việc cả Hà Nội và Manila đều nỗ lực lôi kéo Liên Hợp Quốc (LHQ) vào việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng cách đưa vụ việc ra tòa án trọng tài LHQ.

Do đó, mặc dù Trung Quốc buộc phải hành động để ngăn chặn quan hệ Trung - Việt đổ vỡ, song sự thật là Trung Quốc vẫn cảm thấy khó chịu khi Việt Nam - bằng những hoạt động ngoại giao khôn khéo - đã quốc tế hóa vấn đề Trung Quốc leo thang căng thẳng tại Biển Đông.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang hối hả xây dựng, bồi đắp các đảo nhân tạo mà họ chiếm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa bất chấp sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.

Tiến sĩ Subhash Kapila đặt câu hỏi: Điều gì khiến Trung Quốc lo ngại Việt Nam và Đông Nam Á khi mà họ có thế thượng phong lớn hơn cả? Câu trả lời nằm ở một thực tế chiến lược là tham vọng của Trung Quốc về "Con đường Tơ lụa trên Biển" - một dự án liên quan đến cả khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương - phụ thuộc khá nhiều vào sự ổn định của vùng Biển Đông. Điều này có nghĩa rằng Trung Quốc mong muốn Việt Nam tích cực ủng hộ "Con đường Tơ lụa trên Biển" mà Trung Quốc đề xướng.

Trung Quốc cũng cho rằng "một số thế lực bên ngoài đang lợi dụng mọi cơ hội có thể để khoét sâu thêm rạn nứt giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam” và nhiều lần lên tiếng chỉ trích Mỹ là kẻ đang cố tình "chen chân" vào mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Trong bài phát biểu tại viện Nghiên cứu Biển Đông, nhằm tái khẳng định lập trường của Trung Quốc đối với các tuyên bố chủ quyền đơn phương tại Biển Đông, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đã phát biểu một câu mang đầy hàm ý đe dọa: "Không một ai có thể đơn phương thay đổi hiện trạng khu vực và liên tục thách thức chủ quyền của Trung Quốc mà không phải đối mặt với những hệ lụy khó lường".

Lời cảnh báo này của Bắc Kinh rõ ràng là nhằm vào Mỹ, quốc gia đang ngày càng lớn tiếng trong việc bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông, và nhằm cả vào những hy vọng của Việt Nam muốn tìm kiếm sự ủng hộ lớn hơn từ Washington trong các tranh chấp triền miên về chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận là Bắc Kinh buộc phải “dịu giọng” với Hà Nội là nhằm xoa dịu sự chỉ trích và tức giận của cộng đồng quốc tế trước các hành vi làm leo thang căng thẳng tại vùng Biển Đông mà Trung Quốc theo đuổi.

Về tác giả: Tiến sĩ Subhash Kapila tốt nghiệp trường ĐH Lục quân Hoàng gia Anh và đã từng đảm nhiệm các nhiệm vụ ngoại giao ở Bhutan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Hiện nay, Tiến sĩ Subhash Kapila đang là cố vấn trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và Chiến lược của Tập đoàn Phân tích Nam Á.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật