Lật lại hồ sơ kinh hoàng về tên cướp giết 17 người

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc nổ súng trong đêm khiến gần chục người chết, làm cả làng hoảng loạn, chấn động Quảng Nam. 3 tiếng đồng hồ, 8 người bị sát hại
Lật lại hồ sơ kinh hoàng về tên cướp giết 17 người
Núi Bằng Trĩ nơi nhóm cướp ẩn náu nhiều ngày đêm.

Tên cướp Nguyễn Minh (SN 1950, ngụ thôn 5, xã Quế Phước, huyện Quế Sơn) nổi tiếng tàn ác khi trước giải phóng từng nhiều lần gây án, xâu tai người chết đeo bên người.Ngày mùng 2 tháng Chạp hằng năm, xã Quế Phước (huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) có chung 1 lễ giỗ cho hàng chục nạn nhân cùng chết dưới bàn tay của Minh “bớt”. Với họ, đêm kinh hoàng 19/1/1980 chưa biết bao giờ mới hết ám ảnh.

35 năm trôi qua, nhiều người thân của nạn nhân may mắn sống sót, vì không chịu được nỗi ám ảnh về cái chết đêm ấy, nên đã dạt đi tứ xứ mưu sinh. Để gặp được họ, ngoài việc PV lần về tận nơi ở, còn phải đợi đến dịp Tết nguyên đán, theo thông lệ, ai nấy lại đưa nhau quay về Quế Phước để đi tảo mộ, dâng hương cho người đã khuất.

Gia đình bị sát hại nhiều người nhất là gia đình ông Phạm Tảo (SN 1928, Công an thôn 1, ngụ thôn 1 xã Quế Phước) với 4 mạng người, trong đó vợ ông Tảo đang mang thai. Anh Phạm Hai (SN 1957, con trai đầu của ông Tảo) cùng 3 đứa em nhỏ may mắn thoát chết.

Ông Hai, con của nạn nhân Phạm Tảo.

Sau khi lo tang ma xong, không thể chịu được nỗi day dứt về cái chết của người thân, ông đưa các em xuống khu vực thôn Mậu Long (thuộc xã Quế Ninh, huyện Nông Sơn) sinh sống đến nay.

Ông Hai kể, vào ngày 19/1/1980 nhằm ngày mùng 2 tháng Chạp, trời mưa rả rích, rét căm căm. Các ngôi làng bên sông Thu Bồn (thuộc các thôn 1 và thôn 5 (nay là thôn Đông An của xã Quế Phước) thời điểm này cũng mới có lèo tèo vài hộ dân sinh sống. Trời vừa tối, không điện đài, ai nấy đều lo thu mình trong nhà. Gia đình ông cũng vậy.

Vừa ăn tối xong, ông Hai ra ngoài có công việc. Tầm 19 giờ tối, cha ông Hai là ông Tảo định vào giường ngủ thì nhìn thấy 2 bóng đen xuất hiện trước mặt. Chưa kịp phản ứng, một tiếng “đoàng” chát chúa vang lên, ông gục luôn xuống đất. Bà Dương Thị Mai (SN 1937, vợ ông Tảo) nghe tiếng súng nổ, liền từ sau nhà chạy vào. Nhận ra Minh “bớt” vừa giết chết chồng mình, bà ôm lấy cái bụng vượt mặt quỳ lạy van xin, nhưng đối tượng vẫn lạnh lùng bóp cò.

5 người con còn lại chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng, vội chạy xuống bếp trốn nhưng Minh “bớt” vẫn cho người lục tìm. Biết không có đường thoát, anh Phạm Trung (17 tuổi), chị Phạm Hoa (20 tuổi) bước ra chịu 2 phát đạn, để 3 đứa em (lớn nhất mới 10 tuổi) có cơ hội chạy ra đường, đúng lúc ông Hai quay về chứng kiến, vội đưa các em lẩn vào ruộng mía trốn thoát.

Giết người xong, nhóm Minh “bớt” lục nhà ông Tảo cướp 1 khẩu súng M16 và 1 súng CKC cùng túi đạn. Do nhà cửa thưa thớt, cuộc tàn sát cả nhà ông Tảo vẫn không một ai hay biết.

Thời gian chậm rãi trôi qua gần cả tiếng đồng hồ, từ thông tin của những người trong nhà ông Tảo may mắn sống sót lan ra, án mạng mới đến tai chính quyền xã thôn. Theo ông Đỗ Xuân Lập, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban cách mạng nhân dân thôn 5 lúc bấy giờ, vừa nghe báo lại, một số người vội bí mật tới nhà ông Nguyễn Văn Dư (nguyên Bí thư Đảng ủy xã Quế Phước, nay về hưu làm Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Nông Sơn, ngụ xã Quế Phước) thuật lại.

Ông Dư cho tập hợp lực lượng, một mặt đánh kẻng báo động tại các thôn, thông báo cho người dân không ai được ra đường, triển khai xác minh nhóm Minh “bớt” có thêm những ai, để lên phương án truy bắt; một mặt viết giấy tay giao hai du kích đưa xuống Công an huyện Quế Sơn, nhờ công an huyện báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng hỗ trợ. Tuy nhiên, vì mọi phương tiện thông tin liên lạc còn hạn chế, lại đêm tối nên trong lúc còn chưa định liệu được tình hình, Minh “bớt” kéo đồng bọn tiếp tục gây án.

Trên đường di chuyển dọc thôn xã, nhóm Minh “bớt” gặp anh Lê Văn Nông (quê Hội An, cán bộ quân đội thuộc thị đội Hội An) đang cõng gạo, lương thực trên đường về đơn vị.Cũng không cất tiếng chào hỏi, Minh “bớt” tiến lại giết chết anh Nông rồi lấy đi một khẩu súng. Khoảng 20h cùng ngày, nhóm cướp kéo tới Hợp tác xã của thôn 1. Tại đây, vừa nhìn thấy anh Phan Thanh Đạt (SN 1951, thôn phó), Minh nổ súng bắn chết, đồng thời cướp đi một khẩu súng.

Nghe tiếng súng nổ, anh Trương Hường (SN 1949, đội trưởng sản xuất) cùng anh Trương Quý (SN 1950, đội phó sản xuất, đều ngụ cùng thôn 1 xã Quế Phước) chạy ra cơ quan thôn đánh kẻng báo động. Từ đây, nhóm đối tượng lần theo tiếng kẻng, lao tới bắn chết anh Hường rồi tiếp tục cướp súng. Anh Quý nhờ trốn kịp vào bụi gai đã thoát chết.

Tiếp đến, nhóm đối tượng đến nhà ông Phạm Tấn Dũng (SN 1930, ngụ thôn Đông An, Quế Phước), đang làm công an thôn để giết. Đang phục trước nhà, thấy ông Dũng vừa đi họp về, Minh “bớt” lao ra bắn chết, cướp súng và đồng hồ, rồi lôi xác giấu trong vườn mía.

Bà Lê Thị Bình (SN 1940, vợ ông Dũng) nhớ lại, tiếng súng nổ chỉ cách bà chừng vài bước chân. Lúc đó, dù không thấy chồng mình bị giết, không nhìn được kẻ ác thủ… nhưng bà biết rõ đã có án mạng. Do bản thân trải qua chiến tranh loạn lạc chưa bao lâu, nên bà luôn có phản xạ dắt con đi trú ẩn mỗi khi nghe tiếng bom đạn. Cũng nhờ vậy mà khi Minh “bớt” vào nhà lục tìm người thủ tiêu, bà Bình và những các con đã thoát chết trong gang tấc.

Bà Bình bên mộ chồng, một nạn nhân của nhóm cướp đêm 19/1/1980.

Chết chóc chưa dừng lại

Giết 8 mạng người, mục tiêu tiếp theo của Minh “bớt” là nhà ông Đỗ Xuân Lập. Thế nhưng khi Minh “bớt” kéo đồng bọn tới, trong nhà chỉ có mình mẹ ông Lập. Cho tới nay, hàng thập kỷ trôi qua, nhớ lại, ông Lập vẫn không khỏi rùng mình. Đối tượng chúng cần giết là ông Lập đi vắng, cả nhà nhờ đó mà thoát chết.

Giết hụt ông Lập, nhóm người của Minh “bớt” kéo ra bến sông nhà ông Ba Trình (SN 1930) để tìm giết bà Lê Thị Xa (SN 1934, vợ ông Trình). May mắn b

à Xa đi buôn chưa về, còn ông Ba Trình van xin nên chúng tha mạng, chỉ cướp vàng. Khuya cùng ngày, con số thương vong được công an, chính quyền xã Quế Phước tổng hợp đầy đủ. Tuy nhiên, với phán đoán khả năng Minh “bớt” còn lẩn quẩn khu vực thôn 5, trong khi tuyến đường liên xã là độc đạo, nên để đến thôn 1, lực lượng chức năng phải đi vòng theo hướng thượng nguồn sông Thu xuống.

Ông Lập kể lại, ban ngày, tình hình địa phương được bao quát hơn, ông Dư chỉ đạo lo hậu sự cho các nạn nhân. Lúc này, xã họp khẩn và xác định được, nhóm đối tượng đang ẩn nấp trong núi Bằng Trĩ, phía trước mặt làng. Ngoài Minh “bớt” cầm đầu, còn có 3 tên khác gồm Hoàng Công Dũng (SN 1952, còn gọi In), Lương Lực (SN 1946, cậu ruột Minh, cùng ngụ xã Quế Phước) và Huỳnh Luyến (SN 1949, Quế Trung, Nông Sơn).

Còn tiếp...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật