Khi người ta cấm yêu

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những ngày này, cộng đồng mạng đang bàn tán một đề tài xưa như trái đất: yêu, tình yêu nam nữ. Số là, tại một trường dạy nghề có quy định: thầy và trò không được yêu nhau; nếu thầy yêu trò mà bị phát hiện sẽ bị nghỉ việc.
Khi người ta cấm yêu
Ảnh minh họa

Những ngày này, cộng đồng mạng đang bàn tán một đề tài xưa như trái đất: yêu, tình yêu nam nữ. Số là, tại một trường dạy nghề có quy định: thầy và trò không được yêu nhau; nếu thầy yêu trò mà bị phát hiện sẽ bị nghỉ việc. Tất nhiên, khi đưa ra quy định này, nhà trường có cớ để vin vào, như: yêu đương dễ chểnh mảng học hành, trò yêu thầy dễ ỷ lại và lợi dụng tình cảm để xin điểm… Nói thêm, cũng không ít người đồng tình với quy định này. Có người còn cho rằng: để công bằng với mọi sinh viên, thầy nào lỡ yêu trò thì nên xin chuyển sang trường khác!?

Điều lạ: xưa nay người ta cấm… thù ghét nhau, chứ ai lại cấm yêu nhau bao giờ? Nhất là khi các đối tượng đã trưởng thành và Pháp Luật không hề cấm. Chuyện yêu đương giữa thầy - trò, đúng ra phải nhìn nhận là chuyện của nam - nữ, cũng không phổ biến. Những chuyện khác, như: “đổi tình” lấy điểm… không phải là tình yêu mà là lối sống lệch lạc, cũng không phổ biến.

Không phải ngẫu nhiên mà tôi từng được chứng kiến nhiều tình yêu đẹp giữa thầy và trò. Thông thường, sinh viên nhận thấy thầy là một hình ảnh đáng ngưỡng mộ về tri thức, nhân cách; còn thầy với cô sinh viên chỉ thua mình dăm ba tuổi là đối tượng yêu đương như bao cô gái khác, có sức hút bởi sự trẻ trung, dịu dàng. Trong xóm tôi, vô tình có 3 cặp thầy - trò như vậy. Thầy dạy đại học lấy cô sinh viên trong khoa. Họ đều sống hạnh phúc. Đặc biệt, con cái họ đều học giỏi, có người lấy bằng tiến sĩ toán ở Pháp khi tuổi mới 26.

Chuyện yêu đương bị cấm nói trên, thực ra suy cho cùng vẫn là cái nhìn chưa đúng bản chất về giới tính, thứ ở các cấp học rất ít khi nhắc đến. Vì vậy, khi nói chuyện yêu đương nam - nữ, cái mọi người lo ngại nhất là hệ quả của nó: quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc. Do vậy, để ngăn ngừa từ xa, người ta dùng biện pháp cấm. Thực ra, bảo vệ nữ sinh như vậy là ý tốt, nhưng thay vì có những hoạt động ngoại khóa về giáo dục giới tính để giúp họ “đi đúng đường”, trong đó có việc không để có thai ngoài ý muốn  và rồi nạo phá thai, lại đi cấm yêu đương, trong đó cấm thầy - trò yêu nhau là dễ chế tài nhất. (Còn nhớ, một thời các sinh viên cũng bị cấm yêu nhau. Nhiều trường thành lập đội kiểm tra, giám sát các đôi tán tỉnh nhau, và nếu bị họ bắt quả tang… hôn nhau thì bị hạ hạnh kiểm, bị kỷ luật).

Để giảm thiểu những lệnh cấm trớ trêu như lệnh cấm yêu nói trên, điều đầu tiên là làm việc gì cũng phải tuân theo luật pháp. Thứ nữa, về chuyện đạo đức, lối sống, việc cấm bao giờ cũng là hạ sách, nên hướng dẫn thì tốt hơn. Riêng chuyện yêu đương, chuyện giới tính nói chung, tìn‌ּh dụ‌ּc nói riêng, càng cần được hướng dẫn, khơi ngợi từ gia đình, nhà trường, các chuyên gia…

Suy cho cùng, mọi người đều mong muốn, ở tuổi sinh viên vẫn phải tập trung cho việc học tập. Nếu có yêu đương thì tình yêu đó cũng chỉ đậm chất… sinh viên, thậm chí học trò, trong sáng vô tư. Tuy nhiên, để đạt được điều này, như đã  nói phải giúp thanh thiếu nhiên chuẩn bị đủ kiến thức, bản lĩnh về cuộc sống qua một thời gian dài, nhiều năm, chứ không chờ nước đến chân rồi… cấm, cho khỏe.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật