Mỹ đã tháo bùa yểm để Nhật trị Trung Quốc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có vẻ như đã đến lúc nước Mỹ chấp thuận để Nhật Bản đưa ra lời xin lỗi sau cùng, và chính thức khép lại quá khứ vào thời điểm 70 năm sau thế chiến thứ hai. Có thể nói Mỹ đã tháo bùa yểm để Nhật trị Trung Quốc.
Mỹ đã tháo bùa yểm để Nhật trị Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và thủ tướng Nhật Shinzo Abe

Một trong những vấn đề hấp dẫn và đáng chú ý nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại, đó là việc dõi theo những bước đi của tổng thống Mỹ Barack Obama.

Vị tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ đang chứng tỏ, ông muốn để lại một dấu ấn đậm nét nhất về nhiệm kỳ của mình, xứng đáng với sự kỳ vọng về vị tổng thống d‌a mà‌u đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.

Cục diện thế giới đang được cấu trúc lại với tốc độ chóng mặt theo những bước đi của ông Obama.

Với tình hình này, có lẽ thỏa thuận hạt nhân Iran cũng sẽ chưa phải là thành tựu lớn nhất của ông Obama, mà đó là sự trỗi dậy của một cường quốc khác trong quá khứ là Nhật Bản.

Có vẻ như đã đến lúc nước Mỹ chấp thuận để Nhật Bản đưa ra lời xin lỗi sau cùng, và chính thức khép lại quá khứ vào thời điểm 70 năm sau thế chiến thứ hai. Và mở ra một chương mới cho lịch sử Nhật Bản, và cả châu Á Thái Bình Dương nữa.

Theo dõi những bước đi của tổng thống Barack Obama ở thời điểm hiện tại là một vấn đề hấp dẫn bậc nhất đối với các nhà phân tích.

Theo truyền thống, các tổng thống Mỹ luôn dành khoảng thời gian cuối trong nhiệm kỳ của mình để thực hiện những việc sẽ ghi lại dấu ấn cá nhân sâu sắc của mình. Nhưng có vẻ như tham vọng của ông Obama còn lớn hơn thế.

Với thỏa thuận hạt nhân Iran, chấm dứt vấn đề nhức nhối nhất ở Trung Đông trong suốt 12 năm qua, ông Obama đã dư sức tạo được dấu ấn cá nhân của riêng mình.

Nhưng Washington vẫn chưa dừng lại. Hãy còn gần 8 tháng nữa nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Obama mới kết thúc.

Và vị tổng thống d‌a mà‌u đầu tiên của nước Mỹ đang hướng tới việc tái cấu trúc lại cục diện thế giới, điều mà chỉ một số ít các tổng thống Mỹ làm được trong lịch sử.

Lịch sử nước Mỹ thế kỷ 20 chỉ ghi nhận hai sự kiện nổi bật được xem là có vai trò cấu trúc lại cục diện thế giới.

Đó là kế hoạch Marshall dưới thời tổng thống Truman, để hỗ trợ sự hồi phục kinh tế ở các nước châu Âu sau thế chiến thứ hai.

Nó được xem như động thái trực tiếp tăng cường ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Mỹ ở châu Âu và gần như trở thành người lãnh đạo cao nhất ở lục địa già.

Sự kiện thứ hai là việc tổng thống Nixon hòa giải với Trung Quốc vào năm 1971, khi đó chỉ được xem như một động thái chống lại Liên Xô.

Nhưng về lâu dài, nó đã tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử thế giới, khi đã trực tiếp tác động đến việc Trung Quốc trỗi dậy để trở thành một cường quốc lớn, làm thay đổi cục diện trên thế giới.

Không nhiều những vị tổng thống Mỹ làm được điều này. Và điều mà ông Obama muốn làm hiện nay, là đi theo con đường của Truman và Nixon.

Với thỏa thuận hạt nhân Iran, về cơ bản nó chỉ mang ý nghĩa khép lại một phần sự căng thằng ở khu vực Trung Đông.

Cục diện thế giới trong tương lai ra sao thì lại nằm ở một khu vực khác, đó là châu Á Thái Bình Dương.

Nước Mỹ đã tuyên bố xoay trục về khu vực này, nhưng nó chỉ được xem là điều tất yếu khi sự trỗi dậy của Trung Quốc đã là điều không thể thay đổi. Nó chưa thể hiện được dấu ấn cá nhân của người đứng đầu chính phủ Mỹ.

Việc tăng cường hệ thống các nước đồng minh và các nước trong khu vực để ngăn chặn Trung Quốc là chiến lược đã được vạch ra từ thời Bill Clinton, ông Obama chỉ đơn giản là cải thiện nó mà thôi.

Chuyện Mỹ tăng cường quan hệ với Ấn Độ, tập trận chung với Philippins và Úc, hay hòa giải quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc đều vẫn nằm trong khuôn khổ đó.

Thế giới đang chờ đợi dấu ấn của cá nhân tổng thống Obama trong vấn đề này, và có vẻ như vị tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ đã chọn Nhật Bản. Mỹ đã tháo bùa yểm để Nhật trị Trung Quốc.

Vấn đề lớn nhất của chiến lược thiết lập chuỗi các quốc gia vây quanh Trung Quốc của Mỹ là việc, phải tạo ra các trọng điểm.

Nếu không có trọng điểm, hệ thống này sẽ chỉ là một bó đũa rời rạc mà Trung Quốc có thể dễ dàng bẻ gãy. Và trọng điểm mà Washington nhắm đến, không ai khác ngoài Nhật Bản.

Hai nước thuộc diện lớn nhất ở khu vực trong hệ thống là Ấn Độ và Australia ở quá xa và khó có thể phản ứng kịp thời, Hàn Quốc bận bịu với vấn đề Bắc Triều Tiên và cũng không có đủ thực lực cần thiết.

Các nước ASEAN cũng không có một quốc gia nào đủ tiềm lực để đối trọng với Trung Quốc. Và đáp án chỉ có thể là Nhật Bản.

Nhật Bản mạnh cả về tiềm lực kinh tế lẫn quân sự, lại nằm gần Trung Quốc và có thể phản ứng bất cứ lúc nào.

Hải quân Nhật Bản thậm chí được đánh giá là trên cơ so với Trung Quốc. Bất cứ điều gì xảy ra, Nhật Bản có thể đủ sức ứng phó trong khi Mỹ huy động lực lượng của mình.

Trên thực tế Mỹ đã bật đèn xanh cho việc Nhật Bản tái vũ trang lại quân đội và tăng cường các chi phí quốc phòng một cách mạnh mẽ từ cách đây hơn 2 năm.

Khúc mắc lớn nhất trong việc biến Nhật Bản trở thành đối trọng với Trung Quốc trong khu vực của Mỹ nằm ở việc, quá khứ quân phiệt vẫn là một vết đen trong lịch sử Nhật Bản mà thế giới vẫn chưa quên.

Để có thể danh chính ngôn thuận đặt Nhật Bản trở lại vị thế một cường quốc ở châu Á Thái Bình Dương, Mỹ cần đích thân lên tiếng để xóa đi những điều tiếng về quá khứ của Nhật Bản.

Thế giới đã quá quen với việc các nhà lãnh đạo Nhật lên tiếng xin lỗi về những sai lầm trong quá khứ, với tư cách đứng đầu quốc gia.

Nhưng việc Mỹ lên tiếng bênh vực Nhật Bản thì lại là điều chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, thì vấn đề sẽ không còn chỉ mang ý nghĩa là một lời xin lỗi đơn thuần nữa.

Mà đó là một sự bảo đảm, trong đó Mỹ đảm bảo với thế giới về một sự cần thiết và hữu ích trong việc đưa Nhật Bản trở lại vị trí một cường quốc chính trị quân sự trong khu vực, mà sẽ không phát sinh những hậu quả gì đáng ngại.

Và đó cũng đang là điều mà Nhật Bản đang làm ở thời điểm hiện tại. Thủ tướng Shinzo Abe, đã đưa ra lời xin lỗi tại hội nghị Á Phi vào ngày thứ Tư vừa qua, và cam kết một sự tuân thủ triệt để các nguyên tắc quốc tế trong đó đặt hòa bình lên cao nhất.

Về bề ngoài, nó là một lời xin lỗi. Nhưng về thực chất, đây được xem là một tuyên bố, theo đó Nhật Bản sẽ chính thức quên đi quá khứ, và trở lại vị thế cường quốc như một động thái duy trì trật tự và sự ổn định trên thế giới.

Đơn giản là vì chưa có thủ tướng Nhật Bản nào đưa ra lời xin lỗi tại một hội nghị mang tính toàn cầu như thế này, với một thủ tướng như ông Abe lại càng không.

Mỹ ngay lập tức tỏ ý tán thành và ủng hộ với tuyên bố này của ông Abe – một điều mà người Mỹ chưa từng làm trong quá khứ.

Nếu như trong hơn 2 năm qua kể từ khi thủ tướng Abe quay lại cương vị, Nhật Bản đã tăng cường sức mạnh quân sự một cách mạnh mẽ nhất. Thì đây là lúc để Nhật Bản yêu cầu một sự chấp thuận của thế giới, với Mỹ đứng sau lưng hỗ trợ.

Nếu thành công, thì đây có lẽ sẽ là lời xin lỗi sau cùng, để người Nhật chính thức khép lại quá khứ, và mở ra một trang mới trong lịch sử Nhật Bản và lịch sử châu Á Thái Bình Dương nữa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật