Văn bản ‘dọa’ kỷ luật cán bộ trả lời báo chí vụ chặt cây là do... ‘lỗi đánh máy’

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chiều 27/2, ông Nguyễn Vũ Lâm, Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp, Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội cho biết, văn bản “dọa” kỷ luật cán bộ đã trả lời báo chí về vụ chặt cây vừa qua là do mắc ’lỗi soạn thảo văn bản’ nên mới khiến dư luận hiểu lầm là Công an Hà Nội đề nghị nhà trường kỷ luật cán bộ trên.
Văn bản ‘dọa’ kỷ luật cán bộ trả lời báo chí vụ chặt cây là do... ‘lỗi đánh máy’
Nhiều cây xanh đường Nguyễn Chí Thanh bị chặt hạ để thay thế cây mới

Theo ông Lâm nhà trường không có chủ trương cấm phát ngôn với tư cách cá nhân và là nhà khoa học, tuy nhiên việc phát ngôn trên báo chí và để chức danh đang công tác ở trường là vi phạm quy chế của nhà trường.

Theo ông Lâm, nhà trường ban hành văn bản số 373, ngày 25/3 thông báo “về việc phát ngôn liên quan đến việc chặt cây xanh ở Hà Nội”, liên quan đến phát ngôn của hai tiến sỹ công tác ở hai viện trực thuộc trường xung quanh đề án chặt hạ, thay thế cây xanh ở Hà Nội. 

“Nhà trường đã có quy chế phát ngôn được quy định trong Quyết định số 926, ngày 5/9/2013. Những phát ngôn chính thức của trường là do Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp phụ trách. Những phát ngôn mang tính chuyên môn sâu thì phải có sự đồng ý của trưởng đơn vị, hoặc hội đồng khoa học. Những nội dung đang còn tranh luận, thảo luận thì chưa được phép phát ngôn”, ông Lâm cho biết.

“Mục đích của việc ra các văn bản này là để nhắc nhở chung cán bộ, công chức thực hiện đúng quy chế phát ngôn của nhà trường. Rất tiếc là người soạn thảo văn bản không hiểu rõ ý định của lãnh đạo. Trong đó có đoạn nhấn mạnh tới PA83. 

Tôi khẳng định là PA83 không có chỉ đạo, hay đề nghị gì… mà đây chỉ là lỗi soạn thảo văn bản của nhà trường. 

Tôi cũng không có ý đổ lỗi cho ai cả. Nhưng tôi cũng vừa mới đi học về chiều nay. Có Phó Trưởng phòng ký nháy văn bản này. Tôi cũng rất tiếc. Chúng tôi đang ra soát lại người soạn thảo văn bản này xem mức độ như thế nào để chúng tôi kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Chúng tôi xin lỗi lãnh đạo nhà trường, cơ quan báo chí và phòng PA83. Chúng tôi sẽ có văn bản trả lời PA83 sau”, ông Lâm nói.

Khi phóng viên đặt câu hỏi, các tiến sỹ thuộc Đại học Lâm Nghiệp trả lời báo chí thì mắc lỗi cụ thể như thế nào mà đến mức bị kỷ luật, ông Nguyễn Vũ Lâm cho biết, hiện Đại học Lâm Nghiệp mới ra văn bản chung chung như vậy, chứ chưa xem xét, xác định hành vi vi phạm cụ thể của 2 tiến sỹ này là như thế nào:

“Chúng tôi chưa tiến hành các bước đó. Chúng tôi có nhắc nhở toàn bộ cán bộ, công chức nói chung chứ chúng tôi có nhắc gì đến cụ thể 2 tiến sỹ đó đâu. Nếu có vi phạm mức độ từ kiểm điểm, tới kỷ luật lại là câu chuyện dài. Tùy thuộc vào mức độ chúng tôi sẽ xử lý chứ không phải đưa ra là kỷ luật ngay”, ông Lâm khẳng định.

Đại diện Đại học Lâm Nghiệp cho biết nội dung không thể hiện đúng ý của lãnh đạo. Trong khi đó, văn bản này có chữ ký của hiệu trưởng.

Ông Lâm khẳng định, đây chỉ là văn bản nhắc nhở chung cán bộ, công chức nhà trường về việc thực hiện đúng quy chế phát ngôn chứ không phải là văn bản xử lý, kỷ luật cán bộ. Tuy nhiên, do sai sót trong quá trình soạn thảo văn bản nên dư luận đã hiểu nhầm rằng, đây là văn bản kỷ luật cán bộ dựa trên đền nghị của Công an TP Hà Nội.

Khi phóng viên hỏi, trong Quyết định số 926 quy định về quy chế phát ngôn của Đại học Lâm Nghiệp thì trường hợp cán bộ lấy tên, chức danh, nhưng không nhân danh nhà trường có bị xử lý hay không, ông Lâm nói:

“Tùy thuộc vào quy chế 926 chúng tôi sẽ xử lý. Đúng hay không, chúng tôi cứ căn cứ vào quy định chúng tôi làm. Hiện tại chúng tôi chưa xử lý ai cả, chỉ nhắc nhở chung thôi. Chúng tôi đang xem xét, chứ chưa kỷ luật ai cả.”

Luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng Văn phòng Luật sư Interla cho biết, trường hợp này cần phải làm rõ là cán bộ thuộc Đại học Lâm Nghiệp khi trả lời báo chí có nhân danh trường đại học hay không.

Nếu cán bộ này nhân danh, đại diện cho trường Đại học Lâm Nghiệp khi chưa được sự cho phép của trường thì người này mới vi phạm, có dấu hiệu mạo danh Đại học Lâm Nghiệp.

“Nếu họ nói ‘tôi là Nguyễn Văn A, chức danh gì, tôi nhân danh trường Đại học Lâm Nghiệp tuyên bố cái này cái khác’ thì như vậy mới là nhân danh, mạo danh trường đại học. Khi đó, Trường Đại học Lâm Nghiệp xem xét xử lý cán bộ này là có cơ sở”, ông Hòe phân tích.

Tuy nhiên, Luật sư Trương Quốc Hòe khẳng định rằng, nếu cán bộ Đại học Lâm Nghiệp trả lời báo chí mà chỉ nhân danh cá nhân của họ. Tức họ nêu tên, lấy chức danh đang công tác tại trường Đại học Lâm Nghiệp, nhưng không nhân danh trường Đại học Lâm Nghiệp để trả lời thì họ không vi phạm.

Theo Luật sư Hòe, khi báo chí hỏi về một vấn đề mà xã hội đang quan tâm, một người có thể sử dụng kiến thức, sự hiểu biết của họ để nói về vấn đề đó. Họ được quyền nhân danh bản thân để nói về việc đó. Họ chịu trách nhiệm trước phạm luật về nội dung mà họ nói.

“Họ nhân danh chính họ để nói về vấn đề mà xã hội đang quan tâm, không xâm phạm đến quyền, lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân thì thì họ không bị truy cứu trách nhiệm. Đó là quyền tự do ngôn luận”, ông Hòe khẳng định.

 

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6300
  1. Viện kiểm sát đề nghị hủy bản án sơ thẩm vụ chặt 12 cây keo lai
  2. Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ vụ chặt hạ cây xanh
  3. Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ chặt cây xanh ở Hà Nội
  4. Bí thư Hà Nội: Không nóng vội xử lý việc thay thế cây xanh
  5. Vụ Hà Nội ‘trồng nhầm’ cây mỡ: Đùn đẩy trách nhiệm
  6. Không có nội dung chặt cây xanh trong dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
  7. Tuyệt thực nếu Hà Nội không làm rõ vụ chặt cây xanh
  8. Chặt cây xanh Hà Nội: 5 năm ‘chua chát’ bài học xẻ ‘thịt’ cây
  9. Toàn văn 21 câu trả lời vụ chặt hạ 6700 cây với giá hơn 30Triệu/1cây xanh của Hà Nội
  10. Cây “lạ” được thay vào ban đêm trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây Mỡ
  11. Báo chí chất vấn “nóng” dự án chặt cây, Sở trả lời qua... email riêng
  12. Hà Nội khẳng định doanh nghiệp không đứng sau vụ chặt cây
  13. Hà Nội khẳng định cây trên phố Nguyễn Chí Thanh là vàng tâm
  14. Sẽ làm rõ có lợi ích nhóm hay không trong vụ chặt cây ở Hà Nội
  15. Sở Xây dựng Hà Nội đình chỉ 3 cán bộ liên quan vụ chặt hạ 6.700 cây xanh
  16. Hà Nội báo cáo Thủ tướng đề án thay thế 6.700 cây
  17. Hỏi dân
  18. Gia Lai: ​Nắn lại đường quốc lộ để giữ một cây cổ thụ
  19. Loại cây trồng mới ở Hà Nội chỉ phù hợp với vùng núi
  20. Vẻ đẹp ‘nham nhở’ của con đường đẹp nhất Việt Nam sau khi bị chặt cây
  21. Bí thư Hà Nội: Xử lý trách nhiệm vụ chặt cây không được theo kiểu ‘hòa cả làng’
Video và Bài nổi bật