Singapore: Mô hình không dễ áp dụng

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tuy ông Lý Quang Diệu đã rút lui khỏi chính trường nhưng tầm ảnh hưởng của ông vẫn còn khá lớn tại đảo quốc sư tử.
Singapore: Mô hình không dễ áp dụng
Liệu ông Lý Hiển Long có duy trì được mô hình của cha mình?

Chỉ cần nhìn số hoa và thiệp cầu nguyện cho ông trước bệnh viện là đủ thấy người dân yêu mến ông đến mức nào. Sau khi ông qua đời, câu hỏi đặt ra là liệu Singapore có tiếp tục duy trì mô hình mà vị cha đẻ đã vạch ra.

Từ khi lên lãnh đạo đất nước vào năm 1959, ông Lý Quang Diệu đã làm mọi giá để đưa đảo quốc hòa mình vào nền kinh tế thế giới. Ông nhận ra rằng, thành phố Singapore không thể có một bản sắc rõ rệt vì ba dân tộc cùng chung sống là người Hoa, Mã Lai và Ấn Độ không có cùng lịch sử hay mục đích chung. Do đó, ông buộc phải hướng đất nước sử dụng tiếng Anh, nhắm vào phát triển giáo dục và làm mọi giá để chinh phục các nhà đầu tư ngoại quốc. Nhiều trường đại học phương Tây cũng đã mở trường tại Singapore, trong đó có hai trường đào tạo quản trị thương mại nổi tiếng của châu Âu là Insead hay Essec. Trong một số bản xếp hạng thế giới, Đại học Quốc gia Singapore còn đứng trước cả đại học hàng đầu của Pháp.

Đặc biệt, để chống nạn tham nhũng, ông Lý đã dùng chính sách lương bổng khá hậu hĩnh cho công chức để tránh cho họ nhận hối lộ. Ông điều hành nền kinh tế theo phong cách của một công ty. Theo ông Lý Quang Diệu, để điều hành tốt một quốc gia châu Á cần duy trì “các giá trị Á châu”, tức là một xã hội có trật tự, kỷ cương, dưới sự giám sát của vị cha dân tộc để đưa đất nước phát triển. Sau đó mới tới sự tự do. Đây là điểm đối lập của ông với các quốc gia phát triển muốn áp đặt các luật lệ của họ. Các quốc gia phương Tây khá ngưỡng mộ những thành công mà đất nước Singapore đã gặt hái được chỉ trong ba thập niên dưới sự lãnh đạo của ông Lý Quang Diệu, liệu phương Tây có nên học theo mô hình phát triển mà ông Lý đã vạch ra?

Chỉ trong vòng ba thập kỷ, ông Lý Quang Diệu - một người gốc Hoa đã biến Singapore từ một hòn đảo nhỏ, không tài nguyên và tiềm năng gì ghê gớm trở thành một đảo quốc có nền kinh tế phát triển, có xã hội ổn định trật tự, đời sống người dân ở mức cao nhất châu lục. Singapore có một mô hình quản lý xã hội đáng học hỏi. Nhờ có sự kiểm soát nghiêm ngặt mà trật tự xã hội ở Singapore được bảo đảm rất tốt. Trong giai đoạn 1960 - 2011, thu nhập bình quân đầu người của Singapore đã tăng hơn 100 lần và hiện đã vượt 55.000 USD/người/năm. Quốc đảo này giờ là một trong những nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới, một thành phố xanh và sạch lạ kỳ, nổi tiếng với luật pháp chặt chẽ cùng thị trường rộng mở.

Cùng với những nước được gọi là “con hổ châu Á” khác, Singapore đã tập trung vào chấn chỉnh và củng cố các yếu tố nền tảng của kinh tế: khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, duy trì lạm phát và thuế ở mức thấp, giữ ổn định tiền tệ và đặc biệt chú trọng giáo dục chất lượng cao. Và ngày nay, những điều này được xem như sự thông thái được chấp nhận rộng rãi. Các nguyên lý cốt lõi được ông Lý thực thi gồm chú trọng vào một Chính phủ trong sạch, hiệu quả, các chính sách kinh tế thân thiện với doanh nghiệp và đảm bảo trật tự xã hội đã giúp thu hút một lượng khổng lồ đầu tư nước ngoài cùng nhiều doanh nghiệp lớn bậc nhất thế giới tới Singapore, sau khi ông trở thành Thủ tướng năm 1959.

Nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia khác sau đó đã sao chép mô hình của ông Lý, một số đã thành công, nhưng thường phải bỏ dở giữa chừng do thất bại trong kiềm chế tham nhũng hoặc đất nước họ đơn giản là quá lớn để có thể quản lý một cách dễ dàng như Singapore.

Theo các nhà quan sát, Singapore hiện phải đối mặt với làn sóng nhập cư nước ngoài đến đảo quốc trù phú làm ăn. Tình trạng này gây lo ngại cho dân bản địa và càng làm cho “mô hình” đất nước thêm bấp bênh, trong khi giá nhà thuê tăng cao và người lao động phải cạnh tranh với sức lao động nước ngoài. Bên cạnh đó, ông Lý Quang Diệu qua đời đã bỏ lại đảo quốc đang trong giai đoạn chuyển mình. Thành phố Singapore từ lâu vốn tiếp đón đông đảo người nhập cư. Tuy nhiên, từ hai năm nay, thời thế đã thay đổi, đảo quốc đã quyết định siết chặt chính sách nhập cư. Trong vòng 14 năm (2000-2014), số lượng người nhập cư đã tăng gấp đôi lên 2 triệu, nâng tổng số dân lên 5,5 triệu người. Làn sóng nhập cư ào ạt trên kéo thêm nhiều căng thẳng trong các lĩnh vực khác như giao thông, bất động sản, dịch vụ y tế hay giáo dục. Năm ngoái, Singapore đã ra các điều luật buộc các nhà tuyển dụng Singapore phải ưu tiên tìm kiếm nhân công bản xứ trước khi mở rộng ra cho người nhập cư.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật