Những ưu thế của cây trồng công nghệ sinh học

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Năm 2014 là năm thứ 19, các loại cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) được đưa ra thương mại hóa thành công. Tăng trưởng gấp 100 lần đưa cây trồng CNSH trở thành công nghệ được ứng dụng nhanh nhất hiện nay.
Những ưu thế của cây trồng công nghệ sinh học
Philippines vẫn là nước dẫn đầu về canh tác ngô biến đổi gen.

1. Kể từ khi cây trồng biến đổi gen đầu tiên được canh tác năm 1996 đến nay, tổng diện tích lũy kế chưa từng có là hơn 1,8 tỷ ha (hơn 4 tỷ mẫu cho năm đầu tiên) đã được thu hoạch. Năm 2014, cây trồng CNSH được canh tác tại 28 nước và tổng diện tích tăng lên hơn 100 lần, từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 181,5 triệu ha năm 2014 – tăng 6,3 triệu ha so với mức tăng 5,0 triệu ha vào năm 2013, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm khoảng 3 - 4%. Tăng trưởng gấp 100 lần đưa cây trồng CNSH trở thành công nghệ được ứng dụng nhanh nhất hiện nay.

2. Số lượng nông dân canh tác cây trồng CNSH vào năm 2014 đạt 18 triệu nông dân, trong đó 90% là các tiểu nông nghèo, canh tác một mức kỷ lục 181 triệu ha cây trồng CNSH tại 28 quốc gia. Nông dân là những chuyên gia về chống rủi ro và nâng cao năng suất thông qua canh tác bền vững (canh tác liên tục trên diện tích 1,5 tỷ ha đất nông nghiệp, giúp bảo vệ rừng và đa dạng sinh học).

3. Sự quyết tâm cao của Chính phủ đã giúp Bangladesh lần đầu tiên thương mại hóa cà tím Bt. Đặc biệt, Bangladesh, một nước nhỏ nghèo với 150 triệu dân, đã phê chuẩn giống cà tím Bt vào ngày 30.10.2013 và trong thời gian ngắn kỷ lục – gần 100 ngày sau khi phê chuẩn – các hộ nông dân nhỏ đã bắt đầu canh tác cà tím Bt vào ngày 22.1.2014.

4. Một số cây trồng CNSH “mới”, hiện tại đã được phê chuẩn để đưa vào canh tác, bao gồm các cây lương thực – khoai tây ở Mỹ và cà tím ở Bangladesh. Năm 2014, Mỹ thông qua 2 loại cây trồng CNSH “mới” để đưa vào canh tác: Khoai tây InnateTM, cây lương thực với hàm lượng acrylamide, chất có khả năng gây ung thư, thấp hơn và ít hao hụt do thâm tím; và hiện tượng alfalfa lignin bị giảm KK179 (HarvXtraTM) với sản lượng và năng suất cao (Alfalfa là cây trồng cho thức ăn chăn nuôi số một trên thế giới).

5. Năm quốc gia dẫn đầu trong canh tác cây trồng CNSH. Hoa Kỳ tiếp tục là quốc gia dẫn đầu với 73,1 triệu ha (40% thế giới) với tỷ lệ áp dụng hơn 90% cho những cây trồng chính bao gồm ngô (93% áp dụng) đậu tương (94%) và bông (96%). Trong 5 năm vừa qua Brazil dẫn đầu trong mức tăng trưởng hàng năm nhưng năm 2014,Hoa Kỳ đã vươn lên xếp số 1, với 3 triệu ha, so với 1,9 triệu ha ở Brazil.

6. Ngô chịu hạn đầu tiên được trồng ở Hoa Kỳ năm 2013 tăng hơn 5 lần trong năm 2014. Giống ngô chuyển gen chịu hạn DroughtGardTM, lần đầu tiên được trồng ở Hoa Kỳ năm 2013, đã tăng 5,5 lần từ 50.000ha năm 2013 lên 275.000ha năm 2014 phản ánh sự tiếp nhận của các hộ nông dân – một sự kiện tiêu biểu cho mối liên kết công-tư, dự án ngô sử dụng.

7. Hiện trạng cây trồng CNSH tại châu Phi. Châu lục này tiếp tục tăng trưởng với Nam Phi, giảm nhẹ xuống 2,7 triệu ha chủ yếu là do hạn hán. Sudan tăng diện tích bông Bt khoảng 50%, trong khi đó hạn hán ảnh hưởng tới việc tăng diện tích tiềm năng 0,5 triệu ha ở Burkina Faso. Bảy quốc gia còn lại (Cameroon, Ai Cập, Ghana, Kenya, Malawi, Nigeria và Uganda) đã tiến hành trồng thử nghiệm trên đồng ruộng, bước cuối cùng trước khi đưa vào thương mại hóa.

8. Hiện trạng cây trồng CNSH tại châu Âu. Năm nước châu Âu đã tiếp tục trồng 143.016ha, giảm nhẹ khoảng 3% so với năm 2013. Tây Ban Nha dẫn đầu với 131.538ha ngô Bt, giảm 3% so với năm 2013, nhưng với tỷ lệ áp dụng kỷ lục là 31,6%...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật