Bi hài “chu‌yện ấ‌y” ngày Tết

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tìn‌ּh dụ‌ּc, một phần tất yếu của cuộc sống và nó cũng không thể thiếu trong ngày Tết. Tuy nhiên “chu‌yện ấ‌y” đã gây ra không ít tình huống bi hài cho các cặp vợ chồng những ngày đầu năm mới.
Bi hài “chu‌yện ấ‌y” ngày Tết
Ảnh minh họa
Khốn khổ vì tuần trăng mật rơi đúng tết
Nhà chồng Mỹ Linh (25 tuổi, nhân viên ngân hàng) có 4 chị em. Chồng là con út trong nhà, lại là cậu con trai nhỡ nhàng của bố mẹ chồng nên thành ra chồng chưa 30 mà bố mẹ đã gần 70. Mẹ chồng Linh rất tốt tính nhưng lại quá truyền thống nên kiêng kị đủ điều. Cứ nhớ lại cái Tết đầu tiên về làm dâu mà cô vừa ngượng vừa buồn cười.
Chả là đám cưới tổ chức cận Tết nên tuần trăng mật của vợ chồng Linh rơi vào đúng Tết, cưới xong ở Hà Nội là phải về quê chồng ngay. Quê chồng Linh ở một vùng miền Trung khá nghèo. Chồng Linh là con út nên sau khi bàn bạc hai họ thống nhất chỉ tổ chức tiệc cưới ở nhà gái và Hà Nội để mời đồng nghiệp, bạn bè và đại diện hai họ cho tiện. Thế nên ở nhà trai, hai vợ chồng cũng không có giường cưới và phòng tân hôn. Nhà chồng chỉ là gian nhà ba gian, một trái là căn buồng nhỏ. Nói là buồng nhưng cũng chẳng có cửa, chỉ có tấm ri đô cũ, phất phơ.
Tết về bố mẹ chồng nhường buồng cho hai vợ chồng trẻ nhưng cứ ý tứ dặn dò vợ chồng mới cưới cần ý tứ. Con dâu mới nghe cũng vâng dạ nhưng cũng chả hiểu lắm các yêu cầu ý tứ của mẹ chồng. Linh nghĩ chắc bà dặn không được thân mật, đùa cợt với chồng quá khi có các cụ, dù sao các cụ cũng gần 70 rồi. Đinh ninh thế nên trong bữa cơm cô cũng không dám nhõng nhẽo chồng bắt gắp cái này, cái kia như mọi khi có hai vợ chồng.
Thế rồi đêm giao thừa, thắp hương xong, chả hiểu sao mẹ chồng bảo chồng Linh ra ngủ với bố, còn bà vào buồng ngủ với cô. Chồng Linh vốn con út tính cũng nhõng nhẽo với mẹ nên bảo: “Vợ chồng đang tuần trăng mặt mà mẹ bắt ngủ riêng là sao? Con phải ngủ với vợ con chứ”. Thế rồi chồng kéo thẳng cô vào buồng, mặc cho mẹ chồng cau mặt. Tuy nhiên có vẻ như tết nhất, nên mẹ chồng cũng không muốn tranh cãi.
Hai vợ chồng trẻ lại đang kì tân hôn nhắng nhít nên cứ rúc rích trong buồng, chiếc giường được dịp cọt kẹt dữ dội. Mẹ chồng thì nóng ruột cứ e hèm rồi đi lại loẹt quẹt. Cứ thấy tiếng động lạ trong buồng khả nghi là bà lại giả vờ dậy bật điện. Vợ chồng cậu út vô tư lại cứ tưởng mẹ chồng thận yếu nên lọ mọ đêm hôm. Không ngờ đang miệt mài với “màn dạo đầu” thì cụ e hèm rõ to, gõ cửa buồng rồi gọi ngay chồng Linh ra nhà ngoài có việc gấp.
Chả hiểu hai mẹ con to nhỏ gì mà chồng vào đắp chăn đi ngủ luôn không thèm làm nốt việc dang dở. Linh thì thầm hỏi chồng thì chàng chốt ngắn gọn: “Mẹ bảo hai đứa đi ngủ ngay để sáng mai dậy sớm chuẩn bị cơm thắp hương sáng Mùng 1”. Mãi sau Tết chồng mới tiết lộ thật rằng mẹ chồng gọi ra bảo cấm ngày đầu năm “ngủ với vợ” nếu không sẽ dông cả năm. Cô cứ mắt chữ O, miệng chữ A vì lần đầu biết tục kiêng kị này.
“Biết thế cố nhịn cho hết Tết”
Không phải tuần trăng mật nhưng lại thuộc ngày “hấp hôn” nên vợ chồng Thanh Mai (27 tuổi, kế toán) cũng được phen ngượng chín mặt. Chồng Thanh Mai làm bộ đội đóng quân xa nhà hơn 500 km và mãi 30 mới được nghỉ Tết. Mai được biệt phái về quê chồng trước để lo chợ búa, sắm sửa.
Vợ chồng gần hai tháng mới được gặp nhau nên nhu cầu cũng “bức xúc”. Giao thừa xong, hai anh chị tí táu tỉ mẻ trang thủ giao lưu sau những ngày đằng đẵng xa nhau. Thế là mặc cho ngày đầu năm mới, mặc cái giường ọp ẹp chỉ có tấm ri đô mỏng manh, anh vẫn “hùng hục”.

Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Chị thị nín thở nhưng vẫn ngượng vì tiếng cọt kẹt của chiếc thang giường cũ có tuổi thọ có khi ngang tuổi vợ chồng chị. Mẹ chồng lại bị đau khớp nên mắc bệnh khó ngủ, mọi động tĩnh của hai vợ chồng chắc lọt sạch vào hai tai bà. Đành chiều chồng chứ Mai chả có tí cảm hứng gì trong tình trạng đấy dù xa chồng đã lâu. Đang vừa nín thở vừa mong chồng “giải quyết vấn đề” nhanh nhanh thì: rầm!
Chuyện gì phải xảy ra đã xảy ra, chiếc giường sập hẳn 1 góc. Bố chồng đang ngủ ở gian bên giật tình tỉnh giấc: “Cái gì thế?”, rồi với tay bật điện. Hai vợ chồng vẫn đang trong tình trạng dính vào nhau ngượng không để đâu cho hết. Anh chồng vội chữa ngượng: “Không sao đâu bố, cái giường cũ nên bị sập thôi”. Hai vợ chồng vội vàng sấp ngửa mặc vội quần áo rồi khắc phục hậu quả cho chiếc giường gần 20 năm tuổi.
Thế là 1 giờ sáng Mùng 1, bố chồng và chồng hì hục đóng lại chiếc thang giường gẫy. Mẹ chồng chả buồn nói gì với con dâu vì chắc hiểu cái tai nạn khó nói. Con dâu thì ngượng ngùng chả dám hé răng. Chưa bao giờ cô mong hết Tết như thế vì cứ nhìn mặt bố mẹ chồng lại ngượng chín người.
Đỏ mặt vì cậu cháu họ
Chính vì sự giản tiện của nhà cửa ở quê mà không ít cảnh trớ trêu với các cặp vợ chồng trẻ ít kinh nghiệm khi về ăn Tết. Điệp Anh vẫn ám ảnh buổi sáng Mùng 2 Tết năm ngoái. 30, Mùng 1 kiêng kị nên tối Mùng 2, chồng gợi ý vợ ngay từ chập tối. Thế nhưng buổi tối cậu con quấy quá nên hai anh chị lại phải nhịn tiếp.
Tầm 6h sáng gà gáy tỉnh giấc, chồng mon men “hành sự”. Ai ngờ đang tới cao trào thì ông cháu 7 tuổi gõ cửa rầm rầm: “Chú thím dậy thôi, sáng rồi...”. Chồng bảo vợ kệ thằng bé, cố cho nốt... “chỗ dở”.
Cánh cửa buồng sau 1 phút thằng bé vừa đập vừa đẩy thì chốt bật tung. Nó lao vào giường với mục đích chơi với em họ, thế là chứng kiến toàn bộ màn “chú ở trên thím”. Thằng bé gào tướng lên: “Ôi sao chú N. khô‌ּng mặ‌ּc áo lại nằm đè lên người thím...”. Chị chả biết giấu mặt vào đâu và chả biết cách nào bịt miệng ông cháu lại. Cả nhà ai cũng biết chuyện gì đã xảy ra, trừ cậu cháu 7 tuổi. Tới bữa cơm nó còn nhắc suốt và rêu rao với cả khách tới chúc Tết.

Vì phi vụ ấy mà cô khốn khổ phải trốn dưới bếp suốt. Thế rồi hôm sau Điệp Anh thuyết phục bằng được chồng về Hà Nội trước khi... “chết vì xấu hổ”./

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật