Hàng trăm ngàn con hoang ra đời khi Tây Đức bị chiếm đóng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một nghiên cứu gây tranh cãi vừa được công bố cho biết hàng trăm ngàn con rơi đã sinh ra trong thời kỳ lính Đồng minh chiếm đóng Tây Đức, sau Thế chiến thứ 2.
Hàng trăm ngàn con hoang ra đời khi Tây Đức bị chiếm đóng
Hàng trăm ngàn con hoang ra đời khi Tây Đức bị chiếm đóng.

Trang tin Deutsche Welle dẫn nghiên cứu nói rằng khoảng 400.000 "đứa trẻ của cuộc chiếm đóng" đã sinh ra sau khi cha chúng, những người lính Đồng minh, hiế‌ּp dâ‌ּm hoặc ngoại tình với phụ nữ Đức.

Lính Anh, Pháp và Mỹ được cho là đã hiế‌ּp dâ‌ּm phụ nữ Đức sống dưới bốn vùng chiếm đóng, được kiểm soát bởi các lực lượng quân sự gồm có Pháp, Nga, Anh và Mỹ. Pháp là nước duy nhất cấp quyền công dân cho những đứa trẻ ra đời từ các mối quan hệ như thế.

Nghiên cứu trên xuất hiện trong cuốn sách tiếng Đức có tên "Con hoang! Những đứa trẻ của cuộc chiếm đóng Đức sau năm 1945" (Bankerte!" Besatzungskinder in Deutschland nach 1945), do các giáo sư Silke Satjukow từ Đại học Magdeburg và Rainer Gries từ Đại học Jena thực hiện.

Hai giáo sư thấy rằng ngoài các vụ hiế‌ּp dâ‌ּm, hàng ngàn đứa trẻ đã sinh ra từ các cuộc tình giữa lính chiếm đóng và phụ nữ bản địa.

Thường những đứa trẻ của cuộc chiếm đóng phải chịu cảnh phân biệt đối xử, bị buộc phải rời khỏi quê hương trong suốt cuộc đời của chúng. Nhiều người khi trưởng thành đã bỏ ra hàng thập kỷ để đi tìm bố đẻ, nhưng không thu được kết quả. Số khác bị ngược đãi ngay khi mới sinh ra vì là "con hoang" hoặc "con của kẻ thù."

Do lính Đồng minh không thể bị luật Đức xét xử, phần lớn các bà mẹ trẻ đã không nhận được sự trợ giúp tài chính nào. Không ít người đã che giấu thông tin về cha đứa trẻ vì sợ hãi. Sau cuộc chiếm đóng, nhiều người lính trở về Nga, Mỹ, Anh, Pháp và việc tìm ra nơi ở của họ là điều không thể thực hiện được.

"Những đứa trẻ sinh ra từ các mối quan hệ như thế bị xa lánh vì trong con mắt của xã hội, chúng ra đời từ gánh nặng tội lỗi" - Satjukow nói, cho biết nhiều đứa con của lính chiếm đóng đã cố gắng tìm kiếm cha để có được sự thanh thản cho bản thân.

Chủ đề con của lính chiếm đóng đã là điều cấm kỵ ở Đức trong nhiều năm. Phải tới năm 2009, Đại học Greifswald ở Đông Bắc Đức mới thực hiện nghiên cứu lớn đầu tiên về vấn đề này. Cùng năm đó, bộ phim A Woman in Berlin đã gây chú ý khi kể lại câu chuyện một người phụ nữ Đức bị lính chiếm đóng hiế‌ּp dâ‌ּm tập thể

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật