Tư lệnh ngành Công thương không ngại siêu thị ngoại đổ bộ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Hàng Việt vẫn chiếm 97% tổng lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường, nước ngoài chỉ 3%.Nếu chúng ta bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước thì không e ngại mở cửa thị trường với Cộng đồng kinh tế Asean“
Tư lệnh ngành Công thương không ngại siêu thị ngoại đổ bộ
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, doanh nghiệp Việt không e ngại khi Việt Nam mở cửa thị trường Cộng đồng kinh tế Asean vào cuối năm 2015.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trấn an trước sự xuất hiện ngày càng nhiều của các các ông chủ bán lẻ ngoại từ thị trường Asean vào Việt Nam thời gian qua, trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” diễn ra tối 1/2/2015.

Trước lo lắng của người dân, doanh nghiệp về sự đổ bộ của một số nhà bán lẻ ngoại vào thị trường Việt Nam gần đây, kéo theo hệ quả “siêu thị đi trước, hàng hóa theo sau”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, lĩnh vực bán buôn bán lẻ là nhạ‌y cả‌m không chỉ với Việt Nam và cả nước khác. Đây cũng là nội dung khi Việt Nam đàm phán với các đối tác đều hướng tới lộ trình mở cửa từ từ, theo lộ trình. Và với từng loại hàng hóa có tốc độ mở cửa khác nhau.

Riêng với thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước cho hàng hóa Asean, đến nay đã 20 năm nhưng hàng hóa Việt vẫn chiếm lĩnh thị trường. Trong đó, hàng Việt Nam chiếm tới 97% tổng lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường, nước ngoài chỉ chiếm 3%.

“Điều đó khẳng định, nếu quan tâm bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, nhưng cũng đảm bảo mở cửa từ từ có chọn lọc, thì không e ngại mở cửa thị trường với cộng đồng kinh tế Asean vào 31/12/2015”- Bộ trưởng Hoàng nhấn mạnh.

Chưa kể, sự xuất hiện của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chỉ có một số thương hiệu, khi họ quyết định mở thêm cơ sở bán lẻ, bán buôn phải được sự nhất trí đồng thuận của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương.

Nói rõ hơn về những nội dung của các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) mà Việt Nam đã và đang chuẩn bị ký kết, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, nội dung của một FTAs trước đây theo mô hình cũ chủ yếu là giao thương hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, chỉ gồm một số lĩnh vực hạn chế, như giảm thuế xuất nhập khẩu, hay lộ trình đưa hàng hóa dich vụ vào một nước.

Nhưng hiện nay FTAs thế hệ mới bao gồm cả 3 lĩnh vực hàng hóa thương mại dịch vụ đầu tư, gồm cả lĩnh vực phi truyền thống, sở hữu trí tuệ, môi trường. Việt Nam đã đang tham gia ký kết và đang đàm phán một số FTAs thế hệ mới bao gồm đầy đủ tất cả nội dung này.

“Khi Chính phủ quyết định đàm phán FTAs với một đối tác, đã tính tới lợi thế và kế hoạch lộ trình để bảo vệ sản xuất trong nước, phù hợp vừa hội nhập và bảo vệ thị trường trong nước. Như vậy, việc băn khoăn đến những cạnh tranh gay gắt, thậm chí đe dọa sản xuất trong nước là không có cơ sở nếu chúng ta thực hiện nghiêm thúc các thỏa thuận đã ký”- Bộ trưởng Hoàng khẳng định.

Ngoài trách nhiệm truyền thông của các cơ quan quản lý Nhà nước về các FTAs thì “tư lệnh” ngành công thương cho rằng, bản thân người sản xuất như doanh nghiệp và người dân cần chủ động tìm hiểu nắm bắt những nội dung mà Chính phủ đã ký kết để ứng phó kịp thời. Qua đó, tận dung tối đa những thời gian bảo hộ mà chúng ta đạt được trong việc đàm phán ký kết các hiệp định.

Cho đến nay Việt Nam đã chủ động và hết sức có trách nhiệm, chúng ta cùng các nước ASEAN hoàn tất lộ trình thuế, hệ thống cơ chế hải quan 1 cửa… và đang chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực nhằm thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập vào 31/12/2015.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật