EU sẵn sàng triển khai “các biện pháp phù hợp” để gây sức ép với Nga

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Động thái này được dự đoán sẽ làm leo thang căng thẳng giữa Nga với Liên minh châu Âu, 1 ngày trước cuộc họp về khủng hoảng Ukraine tại Minsk, Belarus.
EU sẵn sàng triển khai “các biện pháp phù hợp” để gây sức ép với Nga
Ảnh minh họa

Kết thúc cuộc họp ngày ngày 29/1 liên quan tới các vụ pháo kích nhằm vào thành phố cảng Mariupol miền Đông Ukraine khiến hàng chục người thiệt mạng, Ngoại trưởng 28 nước thành viên Liên minh châu Âu đã nhất trí gia hạn và mở rộng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Động thái này được dự đoán sẽ làm leo thang căng thẳng giữa Nga với Liên minh châu Âu, đặc biệt chỉ 1 ngày trước khi diễn ra cuộc họp nhóm tiếp xúc về khủng hoảng Ukraine tại thủ đô Minsk, Belarus.

Trọng tâm của cuộc họp ngày 29/1 là thảo luận các biện phạt trừng phạt nhằm vào những công dân Nga bị coi là  có vai trò trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Theo Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu, chỉ trong vài ngày qua, đã có 30 dân thường, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em thiệt mạng tại Mariupol.

Trong bối cảnh này, các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu đã ra tuyên bố chung kêu gọi một lệnh ngừng bắn và muốn mở rộng danh sách các đối tượng chịu lệnh trừng phạt của khối này. Theo đó, Liên minh châu Âu sẽ gia hạn các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga thêm 6 tháng, tức là đến tháng 9/2015, đồng thời từ đầu tháng 2/2015 sẽ bổ sung một số cá nhân vào danh sách chịu lệnh trừng phạt.

Chính phủ Mỹ đã ngay lập tức hoan nghênh quyết định này, đồng thời cảnh báo sẽ gia tăng các lệnh trừng phạt đối với Nga nếu nước này tiếp tục hỗ trợ phe đối lập tại Ukraine.

Song song với biện pháp gây sức ép này, Liên minh châu Âu cũng chuẩn bị cho việc nghiên cứu các khả năng áp đặt trừng phạt tiếp theo. Tuyên bố chung nêu rõ, các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu đã yêu cầu các bộ phận chuyên trách trong Ủy ban châu Âu (EC) và Cục Hành động đối ngoại châu Âu đẩy mạnh các công tác chuẩn bị nhằm tạo cơ sở cho bất kỳ "biện pháp phù hợp nào".

Giới phân tích dự đoán điều này có thể là Liên minh châu Âu đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt kinh tế bổ sung nhằm vào Nga. Tuy nhiên, đại diện cấp cao phụ trách chính sách An ninh và Đối ngoại Liên minh châu Âu Federica Mogherini từ chối trả lời trực tiếp vào các câu hỏi liên quan đến dự đoán này. Thay vào đó, bà nhấn mạnh khối này sẵn sàng triển khai các biện pháp mới, song nhấn mạnh mọi quyết định về trừng phạt kinh tế sẽ thuộc trách nhiệm của lãnh đạo mỗi nước thành viên.

Dự kiến, ngày 12/2 tới, tại thủ đô Brussels, Bỉ sẽ diễn ra hội nghị cấp cao Liên minh châu Âu để thảo luận về vấn đề này. Bà Mogherini nói: “Điều tôi cảm thấy hài lòng nhất hôm nay là việc chúng ta vẫn giữ được sự đoàn kết mà chúng ta vẫn thường tự hào là sức mạnh của khối và chúng ta cũng đã cho thấy rằng Liên minh châu Âu sẵn sàng triển khai các biện pháp xa hơn nếu tình hình không được cải thiện và thậm chí là trở nên tồi tệ hơn như những gì diễn ra những ngày qua”.

Tuy nhiên, trong khi Liên minh châu Âu họp để thảo luận các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, với lý do vai trò của nước này trong cuộc khủng hoảng Ukraine, thì ngay ngày 29/1, một quan chức quân đội Ukraine đã lên tiếng bác bỏ điều này.

Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ukraine Viktor Muzhenko đã thừa nhận các đơn vị thường trực quân đội Nga không tham chiến ở miền Đông nước này. Chính vì thế, theo các nhà phân tích, những bước đi cứng rắn của Liên minh châu Âu sẽ chỉ càng làm sâu sắc hơn những căng thẳng giữa Nga và Liên minh châu Âu, đẩy các nỗ lực nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine trở nên khó khăn hơn.

Dự kiến, trong ngày 30/1 sẽ diễn ra cuộc gặp giữa đại diện các phe phái đối lập tại Ukraine với Nga và Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu để đàm phán về một lệnh trừng bắn ngay lập tức tại miền Đông Ukraine. Cuộc gặp diễn ra 5 tuần sau thất bại của các cuộc đàm phán mới nhất và trong bối cảnh từ 10 ngày nay, căng thẳng có dấu hiệu leo thang tại miền Đông Ukraine.

Tuy nhiên, triển vọng về một cuộc gặp như thế lại là không chắc chắn. Một đại diện của lực lượng đối lập tại miền Đông Ukraine đã tuyên bố, nếu cuộc gặp tại Minsk diễn ra, lực lượng đối lập sẽ tham gia. Song lực lượng này không muốn nói trước điều gì. Bởi trong quá khứ, các cuộc đàm phán đã bị hủy bỏ nhiều lần. Ngay cả khi diễn ra thì cũng không thể dự báo trước được điều gì.

Thực tế là dù hai lệnh ngừng bắn liên tiếp đã đạt được hồi tháng 9 và tháng 12 vừa qua, song tình trạng giao tranh chưa bao giờ thực sự chấm dứt tại miền Đông Ukraine và đặc biệt, những ngày qua, B.L lại có dấu hiệu leo thang nghiêm trọng.

Theo Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu, cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ Ukraine và các lực lượng đối lập đã làm hơn 5.000 người thiệt mạng kể từ khi bùng phát hồi tháng 4/2014 và phần lớn trong số này là dân thường

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật