Mỹ ủng hộ máy bay Nhật tuần tra ở Biển Đông

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Washington sẽ hoan nghênh Tokyo mở rộng tuần tra trên không ra khu vực Biển Đông, đối trọng với việc Bắc Kinh đang thúc đẩy tuyên bố chủ quyền tại khu vực này nhờ sự lớn mạnh của các hạm đội.
Mỹ ủng hộ máy bay Nhật tuần tra ở Biển Đông
Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ. Ảnh: Reuters.

"Tôi nghĩ các đồng minh, đối tác và bạn bè trong khu vực sẽ ngày càng nhìn nhận Nhật Bản có vai trò đảm bảo ổn định", Reuters dẫn lời Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội 7 và là sĩ quan hải quân Mỹ hàng đầu ở châu Á, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn.

Theo Đô đốc Thomas, tại Biển Đông, đội tàu cá, tàu tuần duyên và tàu hải quân Trung Quốc vượt trội hơn so với những quốc gia láng giềng. Ông cho rằng hoạt động của Các lực lượng Phòng vệ biểnNhật Bản (JSDF) ở khu vực này sẽ có ý nghĩa thiết thực trong tương lai.

Hiện các phi cơ Nhật Bản mới chỉ tuần tra thường xuyên trên biển Hoa Đông, khu vực Tokyo có tranh chấp về chủ quyền với Bắc Kinh. Việc Nhật Bản mở rộng tuần tra tới Biển Đông chắc chắn sẽ làm căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới này leo thang.

bình luận trên cho thấy sự ủng hộ từ Lầu Năm Góc đối với nỗ lực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong việc tăng cường vai trò quân sự ở khu vực. Điều này là rất quan trọng bởi Mỹ và Nhật Bản đang đàm phán thỏa thuận an ninh song phương mới, dự kiến trao cho Tokyo vai trò lớn hơn trong liên minh.

Nhật Bản không phải là một bên trong tranh chấp ở Biển Đông, nơi Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và đảo Đài Loan có tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Vùng biển này cung cấp 10% tổng sản lượng đánh bắt cá toàn cầu và tổng giá trị hàng hóa trên các tàu đi qua đây mỗi năm vào khoảng 5.000 tỷ USD, phần lớn là đến và đi từ Nhật Bản.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản chưa có bình luận nào về thông tin trên. Tokyo chưa bao giờ thể hiện có ý định tuần tra ở Biển Đông. Cơ quan này còn từ chối bình luận về thay đổi đang được đàm phán với Mỹ, đồng thời kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và những quốc gia liên quan tuân thủ luật pháp cũng như các công ước quốc tế.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết chưa thể bình luận ngay lập tức về cuộc phỏng vấn Đô đốc Thomas.

Thủ tướng Abe đang thúc đẩy quốc hội Nhật Bản cuối năm nay sẽ cho phép quân đội nước này mở rộng phạm vi hoạt động ở nước ngoài theo nội dung sửa đổi trong hiến pháp. Những thay đổi trên xảy ra trùng lúc Nhật Bản triển khai loại máy bay tuần tra hàng hải mới P-1 có phạm vi hoạt động 8.000 km, gấp đôi phi cơ hiện có và cho phép Tokyo tăng cường giám sát Biển Đông.

"Đây là kết quả hợp lý từ nỗ lực thúc đẩy một vai trò mạnh mẽ và tích cực hơn trong quân đội của Thủ tướng Abe. Nó còn là sự khởi đầu quan trọng cho các hoạt động của JSDF", Grant Newsham, nhà nghiên cứu tại Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược Nhật Bản, nhận định.

Theo Newsham, động thái điều máy bay giám sát tới Biển Đông sẽ cho phép Nhật Bản thắt chặt quan hệ quân sự với các quốc gia như Philippines, một trong những nước ông Abe muốn hợp tác để đối phó với việc hải quân Trung Quốc gia tăng sức mạnh.

Phi cơ tuần tra hàng hải P-1 của Nhật Bản. Ảnh: Want China Times.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật