Con trai phi công t‌ử nạ‌n: ‘Sẽ cố gắng học để theo nghiệp bố’

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hai ngày trước khi trực thăng rơi ở TP HCM, thượng tá Chính dặn con trai cố gắng học để đậu vào ngành hàng không. “Giờ bố mất rồi, em phải học thật tốt để không phụ lòng bố“, nam thanh niên được nhận xét giống cha như tạc, nói.
Con trai phi công t‌ử nạ‌n: ‘Sẽ cố gắng học để theo nghiệp bố’
Con trai thượng tá Chính trước nỗi đau mất cha. Ảnh: An Nhơn

Ngày 29/1, trong con hẻm đường Thăng Long (Tân Bình), đông đảo người thân, đồng nghiệp đến chia sẻ với gia đìnhthượng tá Đỗ Văn Chính, quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên cơ giới thuộc Trung đoàn 917, Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không - Không quân. Ông Chính và 3 đồng đội đã t‌ử nạ‌n trong vụ máy bay UH1 rơi tại ấp 4, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP HCM, một ngày trước.

Từ lúc nghe tin chồng mất, vợ thượng tá Chính ngất lên ngất xuống, chưa thể lấy lại bình tĩnh để tiếp khách. Vợ chồng bà có hai người con, con gái lớn đã lập gia đình với một quân nhân đang công tác cùng đơn vị với bố. Người con trai Đỗ Thanh Tùng, 19 tuổi, đang ôn thi vào Học viện Phòng không – Không quân và được mọi người nhận xét là giống cha như tạc.

Mắt đỏ hoe, Tùng kể, sáng qua khi đi học về mới biết tin máy bay trong đơn vị bố bị nạn. "Em gọi điện thoại cho bố mãi không được đã linh cảm điều không tốt, chỉ cầu mong bố được bình an. Nhưng chỉ lúc sau bác em báo tin bố đã mất rồi. Mẹ em ngã quỵ, đến giờ vẫn chưa thể bình tĩnh", nam thanh niên nghẹn giọng.

Trước mỗi lần bay, các phi công đều phải ngủ tại đơn vị. Nên lần cuối Tùng tâm sự với bố là tối hai ngày trước, khi cha con ngồi ở hành lang trước nhà ăn bánh mì. "Bố dặn em cố gắng học để thi đậu vào ngành phi công. Giờ bố mất, em phải cố gắng nhiều hơn để không phụ lòng bố", Tùng nhỏ giọng như nói với chính bản thân mình.

Năm 1982, sau khi học xong chương trình lớp 10, ông Chính trúng tuyển phi công và được cho sang Liên Xô đào tạo. Sau 3 năm, ông trở về nước lập gia đình và chuyển vào Sài Gòn công tác tại Trung đoàn 917, sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không - Không quân cho đến nay.

Nói về đồng đội thân thiết suốt 30 năm qua, thượng tá Đoàn Thông Cảm bảo kỷ niệm sâu sắc nhất giữa hai người đàn ông là thời gian 3 năm học phi công tại Liên Xô. "Khi đó chúng tôi ai có thư người yêu gửi qua đều mở ra xem chung. Quần áo, thậm chí tiền phụ cấp cũng san sẻ với nhau. Chính là người sống rất được lòng đồng đội. Mấy chục năm sống và làm việc chung, Chính chưa bao giờ gây bất hòa với bạn bè, anh em", ông Cảm nói.

Ông Cảm kể về kỷ niệm với đồng đội Đỗ Văn Chính. Ảnh: An Nhơn

Người lính về hưu này cũng cho biết, lúc nhận điện thoại của anh trai ông Chính, nói bạn đã hy sinh, ông không tin. "Tính năng trực thăng rất an toàn, địa hình không phức tạp, nếu có gặp sự cố có thể hạ cánh. Thế nên tôi tin Chính và anh em chỉ bị thương, chứ không thể t‌ử von‌g. Trên đường chạy đến hiện trường, tôi cứ cầu mong suy đoán của mình là đúng. Nhưng... hiện trường ngoài sức tưởng tượng của tôi", ông Cảm mắt đỏ hoe, nói.

Cách nhà của ông Chính khoảng 200 m, trên đường Giải Phóng là nhà của thượng tá Trần Văn Đức (phi công, Chủ nhiệm bay Trung đoàn Không quân 917). Từ lúc chồng t‌ử nạ‌n, vợ ông ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Hàng xóm, đồng đội tìm đến chia buồn bà cũng không gượng nổi.

Sáng cùng ngày, nhiều đồng đội, người thân tập trung tại nhà khách trạm 77, Quân chủng Phòng không - Không quân (quận Tân Bình, TP HCM) để động viên chia sẻ mất mát của gia đình trung uý Nguyễn Việt Cường (26 tuổi) - người trẻ nhất hy sinh trong vụ trực thăng quân sự rơi tại ấp 4, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP HCM.

"Cường là vận động viên bóng rổ cừ khôi của sư đoàn. Cậu ấy vừa đoạt giải nhất bóng rổ tại hội thao quân chủng ngoài Hà Nội và mới trở về đơn vị cách đây khoảng 20 ngày", một đồng đội của trung uý t‌ử nạ‌n chia sẻ.

Cường là con út trong gia đình có hai anh em, quê ở Nha Trang.Khi hay tin con trai gặp nạn, gia đình anh bay vào TP HCM trên chuyến sớm nhất. "Thằng Cường đam mê nghề bay từ nhỏ. Không muốn con đối mặt nguy hiểm, gia đình bảo chọn nghề khác nhưng nó nhất quyết không chịu", ông Nguyễn Hữu Dũng nói về con trai.

Lần cuối cùng ông gặp con là hai tuần trước, trong bữa cơm chia tay để Cường vào TP HCM công tác, còn ông ra Hà Nội. Khi đó, Cường bảo đợt này lĩnh lương sẽ gửi cho bố để lo cho ông nội đang bệnh ung thư ngoài Phú Thọ. "Không ngờ nó lại ra đi trước ông", ông Dũng rớm nước mắt.

Ông Dũng đau xót khi con trai út ra đi ở tuổi 26. Ảnh: An Nhơn

Kỷ niệm nhớ nhất về cậu con trai út, ông Dũng cho biết, khi Cường thi vào lính không quân. "Hai vợ chồng tôi và con trai lớn đều trong quân đội nên ông nội nó muốn nó thi vào trường ngoài. Nhưng khi tôi đi công tác ngoài Hà Nội, nó ở nhà tự nộp hồ sơ thi khám tuyển phi công, không nói với ai. Đến vòng hai bắt buộc phải có xác nhận gia đình, địa phương, nó nhờ mẹ. Đến khi trúng tuyển, thằng Cường mới thông báo cho tôi biết", ông Dũng kể.

Sáng 29/1, lãnh đạo Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết, người cuối cùng trong nhóm các chiến sĩ hy sinh trong lúc bay huấn luyện là thiếu tá Lê Hồng Quân - lái phụ dẫn đường. Hiện, việc nhận diện danh tính các nạn nhân đã hoàn tất. Dự kiến, lễ tang của các nạn nhân sẽ được tổ chức vào sáng 30/1 tại nhà tang lễ phía Nam của Bộ Quốc phòng, đường Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp.

Trước đó, lúc 7h15 sáng 28/1, máy bay UH1, tổ lái 4 người bay huấn luyện theo tuyến Tân Sơn Nhất - Trảng Bàng - Bến Cát - Tân Sơn Nhất đã bị mất liên lạc sau 8 phút bay. Hơn hai tiếng sau lực lượng tìm kiếm phát hiện máy bay rơi tại nông trường thuộc ấp 4, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh (TP HCM), cách điểm xuất phát theo hướng Tây Tây Nam khoảng 15 km. Nguyên nhân vụ tai nạn được xác định do trục trặc kỹ thuật.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật