Biên kịch ‘Võ Mỵ Nương’ phủ nhận bắt chước ‘Chân Hoàn truyện’

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phan Phác sinh năm 1979, là nhà biên kịch của phim ăn khách - Võ Mỵ Nương truyền kỳ. Phan Phác tốt nghiệp Đại học Giao thông Tây An (Trung Quốc). Vì đam mê phim ảnh, anh chuyển sang nghiên cứu về nghề biên kịch, đạo diễn.
Biên kịch ‘Võ Mỵ Nương’ phủ nhận bắt chước ‘Chân Hoàn truyện’
Nhà biên kịch Phan Phác.

Võ Mỵ Nương truyền kỳ không phải tác phẩm đầu tay của Phan Phác. Năm 2012, anh từng gây chú ý với một phim về đề tài chiến tranh.

Võ Mỵ Nương truyền kỳ xoay quanh cuộc đời của Võ Mỵ Nương từ khi nhập cung tới lúc về già. Một phần lớn của tác phẩm tập trung nói về sự ganh đua đấu đá của người đẹp trong cung, khiến không ít khán giả liên tưởng tới Chân Hoàn truyện và nghi ngờ Phan Phác mượn ý tưởng từ phim này. Nhà biên kịch trả lời QQ cho biết, qua báo chí và truyền miệng, anh tin Chân Hoàn truyện là tác phẩm đỉnh cao về đề tài tranh đua chốn hậu cung song bản thân anh chưa xem tác phẩm này. Với Võ Mỵ Nương truyền kỳ, nhà biên kịch xây dựng nhân vật khởi nguồn từ ghi chép trong lịch sử. Phan Phác cho rằng khó có thể nhận xét phim nào giống phim nào hoặc ai bắt chước ai khi làm đề tài tranh đấu ở hậu cung, bởi thời kỳ nào cũng có những câu chuyện ganh đua tương tự.

Về ý kiến nhận xét Võ Mỵ Nương truyền kỳ diễn tiến chậm, Phan Phác cũng bác bỏ và lý giải, trong hơn 50 tập đầu (khi Lý Thế Dân còn sống), phim có nhiều sự kiện, kịch tính cũng mạnh vì thế không thể gọi là chậm. Anh cho rằng đây là sự khác biệt với các phiên bản trước. Biên kịch gia nói thêm: "Công việc của một nhà biên kịch là kể chuyện. Võ Mỵ Nương đã quá quen thuộc với khán giả và tôi không muốn dập khuôn khi viết về nhân vật này".

Phan Phác cho rằng nhiều phim truyền hình cũng chỉ có 20-30 tập. Anh dùng 30 tập để nói về chu‌yện tìn‌h giữa Võ Mỵ Nương - Lý Trị là hợp lý.

Phim có một số cảnh tình tứ giữa Võ Mỵ Nương và Lý Thế Dân song đều bị cắt bỏ khi phát sóng ở Trung Quốc đại lục.

Thời gian qua, không ít kiến cho rằng Võ Mỵ Nương qua ngòi bút của Phan Phác quá ngây thơ, lương thiện. Nhà biên kịch lý giải, khi vào cung, Võ Mỵ Nương mới là cô gái 14 tuổi. Lúc này, nhân vật ngây thơ, chân thành là điều bình thường. "Tôi lấy làm lạ tại sao có người không thích những phẩm chất tốt đẹp đó, cứ cho rằng Võ Mỵ Nương phải sớm mất đi những nét tính cách như vậy. Phần sau phim, khán giả tự khắc sẽ nhận ra Võ Mỵ Nương dần mất đi sự trong sáng, song điều đó cần một quá trình", nhà biên kịch giải thích.

Phan Phác cho biết ngoài tham khảo trong sách, anh thêm vào Võ Mỵ Nương truyền kỳ nhiều câu chuyện nhằm xây dựng nhân vật theo cách riêng của mình. Anh cho rằng đây là công việc mà một nhà biên kịch nên làm, chứ không phải "không tôn trọng lịch sử" như các ý kiến chỉ trích.

Võ Mỵ Nương truyền kỳ do Phạm Băng Băng đóng chính, đang tạo cơn sốt ở một số nước châu Á.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật