Hết sạch lối thoát, Nga mới nhờ vả Trung Quốc

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù nền kinh tế Nga đang lâm vào khủng hoảng do đồng nội tệ và giá dầu thế giới cùng rớt giá, nhưng Tổng thống Putin sẽ không nhờ vả Trung Quốc nếu như Moscow vẫn tự tìm ra lối thoát cho mình.
Hết sạch lối thoát, Nga mới nhờ vả Trung Quốc
Nga nhờ vả Trung Quốc

Nền kinh tế Nga đang đứng trên bờ vực phá sản khi mà trong thời gian gần đây, đồng rúp liên tiếp sụt giá, một lượng lớn nguồn vốn đầu từ chảy khỏi Nga dưới sức ép từ các lệnh trừng phạt của phương Tây sau hành động Moscow quyết định sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine cùng việc giá dầu thế giới tụt dốc.

Theo Want China Time, trong hoàn cảnh này, điều chắc chắn là các cơ quan xếp hạng quốc tế sẽ cho hạ thứ hạng rủi ro tín dụng quốc gia của Nga.

Tuy nhiên, chính phủ Nga đã chi gần 100 tỷ USD để mua đồng rúp trong khi Ngân hàng trung ương cũng vài lần tăng mức lãi suất cao nhằm cứu vớt đồng nội tệ đang liên tiếp sụt giá. Những biện pháp này nhăm giúp nước Nga tránh vào tình cảnh nạn thất nghiệp tăng nhanh, nền kinh tế rơi vào suy thoái, mức thâm hụt ngân sách gia tăng và các khoản nợ nước ngoài chồng chất tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 1998.

Đối mặt cùng lúc với cả cuộc khủng hoảng kinh tế và phi kinh tế, chính phủ Nga hiện đang phải  cân nhắc tung ra những khoản tiền thích hợp vào đúng thời điểm để giải quyết từng khó khăn. Trong khi đó, Bắc Kinh đã vài lần công khai tuyên bố tăng cường sự ủng hộ với Nga nhằm giúp Moscow tránh rơi vào khủng hoảng kinh tế. Và Bắc Kinh cho rằng giờ là thời điểm thích hợp để giang tay cứu giúp Moscow.

Mặc dù, Trung Quốc không phải là đồng minh quân sự của Nga nhưng hai nước lại phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Xét trên khía cạnh các lợi ích chiến lược, tương hỗ kinh tế và địa chính trị, Bắc Kinh sẽ không vui vẻ gì khi chứng kiến Nga từ từ rơi xuống bờ vực phá sản.

Trong khi, Trung Quốc được hưởng lợi từ việc giá dầu thế giới giảm mạnh thì nền kinh tế Nga, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, lại chịu thất thu lớn. Song, sự sụp đổ của nền kinh tế Nga cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới những lợi ích chiến lược của Bắc Kinh như việc ký kết các thỏa thuận mua bán vũ khí và vận chuyển khí đốt giữa hai nước.

Ngoài ra, sự sụp đổ của nền kinh tế Nga còn tác động lớn tới chiến lược phát triển “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Đây vốn là đề xuất của nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình nhằm xây dựng “một cộng đồng cùng chung vận mệnh” tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo Want China Times, dựa trên sự tin tưởng chính trị và các lợi ích chiến lược, Trung Quốc tin rằng Nga có thể vượt qua những khó khăn kinh tế hiện nay song Bắc Kinh vẫn sẵn sàng nâng đỡ nền kinh tế Moscow. Tuy nhiên, điểm mấu chốt hiện nay là thái độ tiếp nhận sự hỗ trợ từ Nga.

Chính phủ Nga đã đưa ra hàng loạt biện pháp cứu vớt đồng rúp giảm giá.

Dù đồng rúp đã giảm mất gần một nửa giá trị và dòng vốn đầu tư chảy khỏi Nga lên tới 120 tỷ USD, Nga vẫn chưa kêu gọi Bắc Kinh hỗ trợ tiền tệ. Điều này cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xây dựng cho mình một chiến lược riêng để đối phó với những vấn đề khó khăn hiện nay.

Điều đáng nói, ngay cả khi nền kinh tế đang tụt dốc, ông Putin vẫn là nhà lãnh đạo nhận được mức tín nhiệm và sự ủng hộ cao tại Nga. Do đó, nếu ông Putin đề nghị phía Trung Quốc giúp đỡ, danh tiếng của ông sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, nguồn dự trữ ngoại tệ của Nga hiện ở mức gần 400 tỷ USD cùng khối tài sản ở nước ngoài 126,3 tỷ USD và doanh thu thương mại hàng tháng 16 tỷ USD, Moscow chắc chắc đủ khả năng tự giải quyết những khó khăn tài chính hiện nay và không cần viện tới sự trợ giúp từ những quốc gia khác.

Trên lý thuyết, Nga có thể tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính từ Qũy Con đường Tơ lụa mà Trung Quốc mới thành lập hoặc Qũy Hợp tác kinh tế Trung Quốc – Á Âu. Tuy nhiên, nếu ông Putin chấp nhận sự hỗ trợ từ Bắc Kinh, điều này sẽ đồng nghĩa với việc Nga công nhận Trung Quốc đang chiếm ưu tế tại khu vực Trung Á và Đông Âu. Do đó, chắc chắn, ông Putin sẽ không nhận lời giúp đỡ của Trung Quốc.

Thậm chí, dù Nga và Trung Quốc xây dựng mối quan hệ mật thiết, nhưng hai nước lại thiếu niềm tin chính trị với nhau do những chênh lệch về yếu tố lịch sử, địa chính trị và văn hóa.

Want China Times cho rằng theo ông Putin, chỉ khi các quốc gia phương Tây chấm dứt hành động áp đặt lệnh trừng phạt với Nga, bài toán khó đồng rúp hạ giá và khủng hoảng kinh tế sẽ được giải quyết. Do đó, Tổng thống Putin sẽ không nhận sự hỗ trợ từ Trung Quốc nếu như không hoàn toàn cần thiết.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật