Mỹ, Nga bí nước, cuộc cờ Ukraine dang dở trong tồi tệ

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ukraine dang dở trong sự đã rồi, Mỹ lúng túng và nước Nga dường như cũng đã giở hết bùa phép...
Mỹ, Nga bí nước, cuộc cờ Ukraine dang dở trong tồi tệ
Lãnh đạo Donetsk Aleksander Zakharchenko

Bế tắc cuộc cờ Ukraine

Ngày 25/12/2014, ông Aleksander Zakharchenko, Lãnh đạo nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng tuyên bố sẽ mở rộng mối quan hệ hợp tác với những nước láng giềng trên tiêu chí đôi bên cùng có lợi.

Ông Zakharchenko không cho biết cụ thể họ sẽ hợp tác với những láng giềng nào, tuy nhiên sẽ có một vài cái tên có thể liệt kê ngay đầu danh sách. Và tất nhiên, trước hết là nước Nga. Hồi tháng 10/2014, khi Kiev tuyên bố họ lo ngại về việc vùng Donbass đang nắm giữ hết nguồn nguyên liệu than của Ukraine, cũng là lúc Donetsk tuyên bố bán than cho Nga với giá ưu đãi.

Ngoài ra, Belarus cũng là cái tên đáng chú ý khi Tổng thống nước này dù không thừa nhận sự lập nước của Donetsk, nhưng công nhận kết quả bầu cử của khu vực này. Belarus cũng là một quốc gia có mối quan hệ thân hữu với Nga.

Điều đáng chú ý không phải ở chỗ Donetsk sẽ hợp tác với ai, quốc gia nào sẽ hợp tác với Donetsk, mà quan trọng là khu vực đang đòi tự trị này đã đánh tiếng khẳng định giữa họ và Ukraine đã không còn là một quốc gia thống nhất mà là hai đất nước tách biệt.

Tất nhiên Kiev có phản ứng. Cuộc họp của Nhóm tiếp xúc vào ngày 26/12 đã bị hủy mà không báo trước. Đây được coi là động thái phản pháo của Kiev trước thông tin mà Donetsk đưa ra.

Ngoài ra, việc Quốc hội Ukraine thông qua việc bãi bỏ quy chế không liên minh, mở đường để trở thành thành viên của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng đã cho thấy họ và Donbass đang không đi chung con đường.

Ukraine ở vào thế đã rồi. Không có cơ hội nào cho các biện pháp hòa giải, cục diện chỉ có thể ngã ngũ khi kết quả chiến trường quyết định ai là người chiến thắng. Và tất nhiên, những thế lực đằng sau Kiev hay Donbass, cụ thể là Mỹ và Nga sẽ phải cùng nhau vào cuộc để đảm bảo phần thắng cho quân cờ của mình.

Nga - Mỹ đều bí nước

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, cả Nga và Mỹ đều đang rơi vào thế bí khi họ không còn trong tay nước cờ chiến lược nào. Trước hết hãy xem thế bí của nước Nga. Moscow nhanh tay bỏ viên ngọc Crimea vào túi mình. Và để bảo vệ viên ngọc đó, họ tạo dựng ra vùng đệm ly khai Donbass rộng lớn.

Tuy nhiên, Nga đã lấy đi thứ mà phương Tây muốn nhất ở Ukraine. Việc Nga đối diện với các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Mỹ và EU áp đặt là cái giá phải trả cho viên ngọc quý Crimea. Kinh tế Nga đang bị thiệt hại nặng nề và hứa hẹn sẽ tiếp tục thiệt hại nếu EU chấp thuận theo Mỹ gia tăng trừng phạt.

Đồng ruble mất giá, giá dầu giảm mạnh, kinh tế không vốn đầu tư... đã khiến nước Nga suy thoái. Nhưng Nga vẫn buộc phải chơi cho hết ván cờ Ukraine đang dang dở.

Tổng thống Nga Putin đã phải kêu gọi giới nhà giàu của Nga cứu nền kinh tế Trong hàng loạt quân cờ của nước Nga, quan trọng nhất vẫn là năng lượng. Tuy nhiên Nga không thể dùng nó để tạo sức ép với châu Âu, vì cắt nguồn cung với EU đồng nghĩa với việc đẩy các nước trong khối EU ra xa Nga hơn, tạo điều kiện cho họ gắn kết với nhau và với Mỹ tốt hơn...nghĩa là nếu Nga công khai dùng đòn cắt năng lượng cho EU thì Nga rơi đúng vào kế của Mỹ. Nga không sử dụng đòn năng lượng thì Mỹ bí cờ và EU phân vân tự chia rẽ.

Nga chủ động mở rộng các mối quan hệ, hợp tác với phương Đông, châu Phi, Mỹ Latinh, để tìm kiếm thêm nguồn và thị trường cho nền kinh tế của họ.

Thoạt nhìn có thể thấy rằng Nga đang ở thế kẹt hơn Mỹ, nhưng Washington cũng không khá khẩm gì hơn. Mục đích của họ không phải chỉ với mình Ukraine, mà là cô lập, siết chặt Nga và dần làm suy yếu họ. Nhưng đã hết rồi thời kỳ Mỹ đứng xa hô hào, cổ súy, chỉ đạo những quân cờ của mình.

EU đã không còn là quân cờ có thể chỉ đâu đánh đấy. Nếu tiếp tục gây sức ép mà không có hành động cụ thể, chính Mỹ sẽ là người để mất EU khỏi tầm tay. Đó là lý do Washington phải trực tiếp vào cuộc bằng việc chủ động gia tăng trừng phạt Nga, hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, và chuẩn bị hỗ trợ tài chính.

Nhưng cuộc chiến với Ukraine sẽ không thể kết thúc một sớm một chiều. Nhìn vào cách mà Kiev phát động chiến tranh tổng lực với ly khai từ tháng 6 đến tháng 9 đã có thể thấy rõ kết quả đó.

Những người lính Ukraine uể oải bên một chốt chặn ở ngoại ô Donetsk Hoặc nhìn vào hiện trạng của cuộc chiến chống tổ chức Hồi giáo cực đoan IS ở Iraq, Syria mà Mỹ phát động cũng có thể hiểu rằng vũ khí hiện đại, sức hủy diệt lớn chỉ khiến chính người sử dụng nó hao tiền tốn của khi phải đối mặt với chiến tranh du kích.

Mà đối thủ của Mỹ trong cuộc chiến tại Ukraine không phải những tay súng tự phát, họ là Nga, bậc thầy về chiến tranh phi đối xứng, chiến tranh du kích và chiến tranh tổng lực của thế giới. Nhìn cách người ly khai Donbass rút lui tránh thiệt hại, tổ chức phản công, và áp đảo quân đội Ukraine đã có thể thấy rõ điều đó.

Mỹ sẽ phải bơm bao nhiêu vũ khí, bao nhiêu tỷ USD cho Ukraine mới có thể giành ưu thế? Trong khi chính những người lính ngoài chiến trường lại không có quyết tâm muốn chiến thắng?

Một khía cạnh khác, Mỹ muốn EU tham gia vào cuộc trừng phạt của họ. Nhưng EU đang tự ý thức được họ cần quan tâm đến lợi ích của mình hơn là lợi ích của Mỹ. Cục diện Ukraine là một sự bế tắc hoàn toàn với Washington.

Ukraine đang là cuộc cờ bí mà chẳng bên nào còn cảm hứng đánh tiếp. Nhưng ván cờ này không cho phép có kết quả hòa nên các đối thủ vẫn phải đối diện nhau và...chịu tổn thất.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật