Vì sao Apple lại bị ghét?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều người cho rằng những người xài đồ Apple chỉ vì mục đích chưng diện và khoe mẻ và thậm chí số đó rất đông nữa là khác. Họ chẳng hiểu gì về sản phẩm mình đang xài. Con sâu làm rầu nồi canh, Táo Khuyết vô tình trở thành một tội đồ đại dện cho một thế hệ ăn chơi và tiêu xài tiền của.
Vì sao Apple lại bị ghét?
Ảnh minh họa

Nhưng các bạn à, nếu chúng ta quy chụp như vậy thì chẳng khác nào vơ đũa cả nắm, và chúng ta đã cố tình bỏ qua một trong những dòng sản phẩm công nghệ bậc nhất thế giới (điều này không phải tôi nói mà thế giới đã công nhận). Nếu bạn là một đồ họa viên, một nhà văn hay một người làm việc liên quan đến lĩnh vực sáng tạo, tôi tin chắc rằng bạn sẽ thích thú khi được vùng vẫy trên một chiếc máy Mac Book đời mới.

Tuy nhiên, giá của sản phẩm Apple thật ra vẫn còn quá cao so với mức thu nhập của đại đa số người dùng Việt Nam, đó cũng là một lý do khiến Apple trở nên “không gần gũi” đối với những người dùng phổ thông. Không vì vậy mà các sản phẩm của họ bị yếu thế ở đất nước hình chữ S, doanh số bán hàng của Apple tại Việt Nam đã tăng vùn vụt trong những năm vừa rồi, thậm chí là vượt xa một số nước trên thế giới.

Có nên so sánh khập khiễng?

Bản thân tôi cũng đã từng không thích Apple, nhưng sau này khi có điều kiện sử dụng, tôi mới hiểu được sự tinh tế trong thiết kế của dòng sản phẩm này. Trước hết hãy tạm bỏ ra những kiểu so sánh rất sai lệch về Apple và Android hay thậm chí là Windows Phone.

Về cơ bản, mỗi thương hiệu đều có một định hướng chiến lược riêng cho mình. Android có công lớn khi đưa smartphone tiếp cận đến người dùng phổ thông với mức giả phải chăng dễ mua, dễ xài. Trong khi đó Apple lại hướng đến việc tập trung cho sản phẩm và tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng. Đó là lý do vì sao sản phẩm của họ lại mắc hơn những sản phẩm có cùng hạng ngạch. Và nếu bạn để ý kỹ, một năm Apple sẽ chỉ cho ra mắt một sản phẩm duy nhất, vì họ luôn muốn tập trung tất cả tinh hoa và nhân lực của đội ngũ kỹ sư thiết kế vào sản phẩm duy nhất này. Họ tỉ mỉ từ thiết kế bên ngoài cho đến những phần mềm đi kèm theo.

Theo ý kiến cá nhân tôi, một người có hiểu biết về công nghệ sẽ không bao giờ đi so sánh cấu hình của Apple, Android hay Windows Phone cả. Cơ bản, sự khác biệt lớn nhất của Apple không nằm ở con RAM hay tốc độ chip xử lý, mà nó lại nằm ở sự tối ưu hóa tất cả các sản phẩm chạy trên hệ điều hành của họ (optimization).

Điều này có nghĩa là khi các ứng dụng chạy trên hệ điều hành của Apple chúng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với cả phần cứng lẫn phần mềm bên trong, vì vậy mọi hoạt động (performance) sẽ trở nên rất uyển chuyển và mềm mại mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Nếu bạn test thử một ứng dụng “nặng cân” trên một thiết bị iOS có cấu hình thấp hơn một máy Android nào đó, thì ứng dụng đó vẫn sẽ chạy mượt mà trong khi máy Android sẽ thể hiện sự chập chờn của mình.

Đa số người dùng cho biết, họ thường không phải lo lắng hoặc sửa chữa gì nhiều khi sử dụng đồ Apple. Không Virus, không lỗi thường xuyên, và không có những phiền phức linh tinh khác. Họ có nhiều thời gian tập trung cho công việc hơn là phải lo nghĩ về những trục trặc của máy tính hay điện thoại.

À mà quên nữa, bạn có bao giờ nghe đến cụm từ “bỏ tiền ra để mua phong cách sống chưa”?. Tôi nghĩ là rồi, hãy thử nghĩ nhé, tại sao nhiều người lại bỏ hàng trăm triệu ra để mua những thương hiệu mà mình thích? Hay đơn giản hơn là có người lại chọn mua Android có người lại chọn mua Apple?

Thật ra phần lớn cũng là vì thương hiệu. Đó là một yếu tố không hề nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của người dùng (customer buying behavior). Khi những nhu cầu cơ bản đã đầy đủ chúng ta bỏ tiền ra mua một món đồ của một thương hiệu nào đó, nó cũng đồng nghĩa với việc ta đang chọn cho mình một phong cách sống để thuộc về.

Hãy thử xem video Mac vs PC bạn sẽ hiểu. Vậy nên, nếu bạn chọn Android thì bạn là một người có phong cách của Android và ngược lại, vì vậy, tại sao chúng ta lại phải ghét những người có phong cách khác với mình. Ở một xã hội văn minh, người ta sẽ tôn trọng từng cá nhân, mỗi người đều có quyền và sự tự do trong lựa chọn của mình.

Lời kết

Android, Apple hay Windows Phone đều mang lại những giá trị khác nhau mà ở đó mỗi người dùng sẽ phản ánh chính mình qua những sự lựa chọn. Bạn có sự lựa chọn của bạn, tôi có sự lựa chọn của tôi. Đương nhiên, chẳng có sự lựa chọn nào là xấu cả và sản phẩm đó lại càng không có gì xấu, chỉ xấu khi chúng ta phân bì lẫn nhau trong cộng đồng công nghệ.

Hãy thử tưởng tượng thế này, nếu vào bar thì ly rượu nào cũng ngon cả, làm sao chúng ta có thể so sánh và chê bai sự khác nhau của một ly Whisky hay một ly Vodka? Mỗi cá nhân sẽ có một lựa chọn phù hợp với tính cách, hoàn cảnh và túi tiền của mình trong thời điểm hiện tại. Nói đơn giản là “thích gì xài đó”, hãy chọn cho mình một sản phẩm công nghệ phù hợp và tôn trọng sự lựa chọn của người khác.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật