Bất ngờ với lá thư ủng hộ bình đẳng giới của Lego vào năm 1974

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong một lá thư gửi cho các bậc phụ huynh vào năm 1974, hãng đồ chơi Lego đã khuyến cáo về việc đừng hạn chế tư duy ở trẻ em: ’Rất nhiều cậu bé thích nhà búp bê. Nó con người hơn phi thuyền không gian. Nhưng cũng có rất nhiều cô bé thích phi thuyền không gian. Nó thú vị hơn nhà búp bê’.
Bất ngờ với lá thư ủng hộ bình đẳng giới của Lego vào năm 1974
Ảnh minh họa
Lego được thành lập vào năm 1932 bởi Ole Kirk Christiansen và đặt trụ sở tại thành phố Billund, Đan Mạch. Hãng chuyên sản xuất đồ chơi cho trẻ em và nhanh chóng trở thành cái tên hàng đầu trong lãnh vực này. Nhiều thế hệ trẻ em ở khắp nơi trên thế giới đã và đang xem các sản phẩm đồ chơi của Lego như một phần tuổi thơ.

Năm 1974, Lego đã gửi một lá thư đến đối tượng khách hàng chính của mình là các bậc phụ huynh với thông điệp mở rộng tư duy và hướng phát triển của trẻ. Tuy nhiên, chỉ gần đây thì nó mới được phổ biến trên mạng xã hội do một người sử dụng tên là fryd đã đăng nó lên. Anh cho biết mình tìm được lá thư tại nhà của bà ngoại người bạn trai với hình một cô bé tóc vàng đứng trước một căn nhà Lego màu trắng.

Nguyên văn nội dung của lá thư:
"Gửi các bậc phụ huynh,
Điều khẩn cấp nhất lúc này chính là tạo ra sự công bằng cho bọn trẻ. Cả trai lẫn gái.
Trí tưởng tượng mới là điều quan trọng nhất, chứ không phải kỹ năng. Bạn xây dựng bất kể thứ gì hiện ra trong đầu của bạn, theo cách mà bạn muốn. Một cái giường hay một cái xe. Một căn nhà đồ chơi hay một phi thuyền không gian.
Rất nhiều cậu bé thích nhà búp bê. Nó con người hơn phi thuyền không gian. Nhưng cũng có rất nhiều cô bé thích phi thuyền không gian. Nó thú vị hơn nhà búp bê.
Hãy đặt đúng những gì bọn trẻ cần vào tay chúng và hãy để chúng phát huy trí tưởng tượng của mình. Đó chính là điều cốt lõi nhất.’

Lá thư đã được chia sẻ lại hàng ngàn lần trên các trang mạng xã hội với tốc độ chóng mặt. Ngay cả người đăng cũng bất ngờ: "Tôi không nghĩ nhiều người lại quan tâm đến như thế. Cảm giác giống như chúng ta đang quay ngược lại quá khứ vậy".
Hãng Lego đã chính thức thừa nhận tính xác thực của lá thư và cho rằng "giá trị mà nó truyền tải vẫn còn nguyên vẹn vào hiện tại".
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật