Hàn Quốc nghi ngờ tính năng lá chắn tên lửa THAAD Mỹ

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một số chuyên gia Hàn Quốc cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD không thực sự đáng tin cậy để chống tên lửa Triều Tiên.
Hàn Quốc nghi ngờ tính năng lá chắn tên lửa THAAD Mỹ
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối của Mỹ.

Tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc cho hay, tranh luận liên quan đến việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc rất sôi nổi, một trong những tâm điểm là THAAD liệu có khả năng phòng thủ tên lửa hạt nhân của Triều Tiên.

Theo tờ báo này, đảng đối lập nghi ngờ về tỷ lệ đánh chặn thành công của hệ thống THAAD triển khai tại Hàn Quốc. Được biết, để đánh chặn 1 quả tên lửa thông thường phải cần đến 2 đạn tên lửa THAAD, tỷ lệ đánh chặn của một đạn THAAD khoảng 70%, nếu phóng 2 đạn THAAD thì tỷ lệ thành công sẽ được nâng lên 90%.

Nhưng theo Tổng biên tập tạp chí Defence 21+ Kim Jong-dae, tỷ lệ trúng mục tiêu khoảng 90% chỉ là cách nói của công ty Lockheed Martin Mỹ đưa ra. Kể từ năm 1994 THAAD đã có 24 năm phát triển, nhưng tính năng của nó về khách quan vẫn chưa được kiểm chứng. Ông còn nhấn mạnh, cho đến nay 14 lần tiến hành thử nghiệm tính năng của THAAD cũng đều là tiến hành đối với bia mục tiêu phóng trên không, vẫn chưa tiến hành thử nghiệm đối với bia mục tiêu phóng từ mặt đất, vì vậy không thể xác định được tính năng của hệ thống này.
Các chuyên gia cho rằng, khi Triều Tiên tấn công hạt nhân Hàn Quốc, việc sử dụng thích hợp nhất là tên lửa Nodong có tầm bắn tối đa 1.300km, vì rất khó xác định Triều Tiên có công nghệ đầu đạn hạt nhân kích thước nhỏ có thể gắn trên tên lửa Scud (tầm bắn 300-800km) hay không, mà tầm bắn của tên lửa Taepodong là 1.500km trở lên, không thích hợp cho việc tấn công khu vực lân cận.
Tờ JoongAng Ilbo dẫn lời những người ủng hộ việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc cho rằng, nếu tên lửa Scud của Triều Tiên điều chỉnh góc độ bắn sẽ làm độ cao giảm xuống 40-160km và tầm bắn khoảng 600km, vì vậy có thể thực hiện tấn công khoảng cách gần. Theo chuyên gia mạng quốc phòng Hàn Quốc, việc triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc là để nước này đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, chứ không phải là để bảo vệ Nhật Bản hoặc Guam, nếu tên lửa hạt nhân của Triều Tiên nhằm vào Nhật Bản hoặc Guam khi bay qua không phận Hàn Quốc thì độ cao của nó là 700km trở lên, vượt qua phạm vi phòng thủ của THAAD (độ cao từ 40 – 150km), vì vậy không thể tiến hành đánh chặn.

Mỹ muốn triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc.
Những người ủng hộ triển khai nhấn mạnh cho rằng, hiện tại hệ thống phòng thủ của Hàn Quốc chỉ là tập trung vào việc bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng như căn cứ quân sự. Khi Triều Tiên tấn công cơ sở hạ tầng không quan trọng của Hàn Quốc, thì Hàn Quốc sẽ không có biện pháp đối phó. Tầm bắn của hệ thống THAAD đạt 200km, vì vậy nếu triển khai tại căn cứ quân sự Mỹ tại Pyeongtaek, 25 triệu dân tại thủ đô Hàn Quốc và khu vực trung tâm có thể nằm trong phạm vi bảo vệ của hệ thống này.
Hiện tại phạm vi phòng thủ tên lửa của Hàn Quốc chỉ giới hạn ở độ cao thấp 40km trở xuống, vì vậy nếu Mỹ hy vọng triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc để bảo vệ lực lượng quân Mỹ, thì Hàn Quốc cũng không có lý gì để từ chối, vì nó có thể lấp lỗ hổng cho mạng lưới phòng thủ của Hàn Quốc.
Tờ báo này còn chỉ ra, đối với tranh cãi này, các chuyên gia trung lập của Hàn Quốc cho rằng, khả năng tấn công của tên lửa Scud Triều Tiên vẫn chưa có thông tin chính xác, cộng với việc vẫn chưa chắc chắn về khả năng phòng thủ của hệ thống THAAD, vì vậy những tranh cãi này vẫn sẽ tiếp diễn.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật