Tổng thống Putin muốn lập quan hệ quân sự Nga-Pakistan

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi Ấn Độ tăng cường mua vũ khí Mỹ, quan hệ quân sự Nga-Pakistan đang dần thành hình.Tuần qua, ông Sergei Shoigu là Bộ trưởng Quốc phòng Nga đầu tiên thăm Pakistan từ khi Liên Xô sụp đổ, và ký một thỏa thuận ghi nhớ hợp tác quân sự “mang tính cột mốc”.
Tổng thống Putin muốn lập quan hệ quân sự Nga-Pakistan
Thủ tướng Sharif (phải) tiếp ông Shoigu.

Theo tuyên bố của chính phủ Pakistan, ông Shoigu nói thế giới “nay đang muốn làm ăn với Pakistan”.Nga và Pakistan lên kế hoạch tăng cường việc tàu chiến cập cảng giao lưu, tập trận chung hải quân, hợp tác chống khủ‌ng b‌ố và buôn lậu m‌a tú‌y, và giúp ổn định Afghanistan, theo hãng thông tấn TASS.

Ông Shoigu cũng gặp Thủ tướng Nawaz Sharif, người nói cần có những bước cần thiết để kích hoạt quan hệ thương mại song phương trị giá 542 triệu USD, theo tập đoàn truyền thông Pakistan (PCC) thuộc chính phủ Pakistan.
Moscow đề phòng m‌a tú‌y ập đến các cảng Nga

Theo chuyên gia mua bán vũ khí Nga Yury Barmin, Nga quan tâm đến Pakistan vì chung những quan ngại an ninh, gồm nguy cơ bất ổn của Afghanistan sau khi quân NATO do Mỹ dẫn đầu rút quân từ cuối năm 2014, rút cả hoạt động chống khủ‌ng b‌ố và buôn lậu m‌a tú‌y.

Nhưng Moscow vẫn muốn bảo đảm các hoạt động không chọc tức Ấn, đối tác chiến lược chủ đạo của Nga tại khu vực này, theo nhà phân tích Pyotr Topychkanov của Trung tâm Carnegie ở Moscow.

Sau hàng chục năm thù địch cùng 3 cuộc chiến, Pakistan đã làm hòa với Ấn, mở ra cơ hội cho Nga lập quan hệ với Pakistan.

Nhưng theo Topychkanov, một quan hệ mạnh với Ấn vẫn là quan tâm chính của Nga tại Nam Á: “Mối hợp tác của chúng tôi với Pakistan nên thật đặc biệt và hạn chế, trong khi mối hợp tác với Ấn phải có tính chiến lược nhiều hơn”.

Ông cũng cho biết cùng chia sẻ lợi ích an ninh kéo Pakistan và Nga  đến gần nhau, khi ông Shoigu nói quan hệ song phương sẽ có nhiều cuộc tập trận chung và hợp tác an ninh: "Mục đích chính của các cuộc tập trận này là chia sẻ kinh nghiệm chống khủng bố, chống buôn lậu m‌a tú‌y và chống hải tặc”.
Tuyên bố của chính phủ Pakistan viết: “Ngoài quảng bá quan hệ quốc phòng song phương, chuyến thăm sẽ giúp hai nước chung tay đem lại hòa bình và ổn định cho khu vực”.
Theo Barmin, nỗi lo chính khiến Nga muốn làm thân với Pakistan là dòng chảy m‌a tú‌y đáng bạo động ra khỏi Afghanistan: “40 % số m‌a tú‌y này được chở bằng tàu, và rất nhiều m‌a tú‌y đến các cảng Nga”.
Nga tìm đến bạn hàng quốc phòng mới Chuyến thăm Pakistan của ông Shoigu vào thời điểm ông Putin muốn mở rộng quan hệ với châu Á, khi Mỹ và đồng minh đang cô lập Nga với lý do Nga ủng hộ phe ly khai ở đông Ukraine.

Ông Putin dự tính thăm Ấn vào tháng 12 để gặp Thủ tướng Narendra Modi, trong khi Nga muốn chống lại lệnh cấm vận của Mỹ và đồng minh.

Mỹ đã qua mặt Nga để trở thành nhà cung ứng vũ khí lớn nhất cho Ấn trong 3 năm qua tính đến tháng 3.2014, thu về 1,9 tỷ USD, theo báo cáo trình quốc hội Mỹ hồi tháng 8, kế tiếp là Pháp và Israel.

Việc này khiến Moscow tái xem xét chiến lược của họ ở Nam Á, và quyết định chọn khách hàng tiềm năng là Pakistan hiện quan tâm vũ khí Nga.

C. Uday Bhaskar, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách (ở New Delhi) nói: “Chúng ta đang thấy một nước Nga mới. Khi Ấn hiện tìm nguồn hàng quốc phòng từ Mỹ và Israel, Nga cũng muốn mở rộng thị trường cho các khí tài quân sự của họ. Cả Nga và Ấn đều đang xem xét lại chính sách của họ”.

Trong tháng 11, Nga đã công bố kế hoạch xây đường ống dẫn dầu thứ hai đến Trung Quốc (TQ), một đồng minh của Pakistan, nhằm củng cố chính sách xuất khẩu năng lượng sang châu Á của ông Putin.

“TQ và Nga cũng đang liên kết, nên đó cũng là yếu tố để Nga tìm sự hợp tác từ Pakistan. Điều quan trọng là nên làm đồng minh của một đồng minh”, theo cựu trung tướng Talat Masood, cựu lãnh đạo Cục đặt hàng xí nghiệp Pakistan.

Nga và Liên Xô từng là nhà cung ứng vũ khí lớn nhất của Ấn, chiếm khoảng 70 trong nguồn vũ khí nhập khẩu của Ấn kể từ năm 1950, theo dữ liệu của viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI).

Theo SIPRI, riêng năm ngoái Ấn mua số vũ khí Nga trị giá 3,8 tỷ USD, thêm 981 triệu USD mua vũ khí Mỹ.

Ngược lại, Pakistan trong thời gian đó chỉ nhận 2 % vũ khí từ Nga và Liên Xô (khoảng 22 triệu USD) phần đa số còn lại do Mỹ và TQ cung cấp.

Một quân nhân Pakistan
Nga từng ngờ "chiêu trò thao túng thầu quốc phòng"

Hiện Thủ tướng Ấn Modi muốn hiện đại hóa quân đội Ấn với khoản chi 100 tỷ USD  và muốn sử dụng vũ khí do  nội địa sản xuất để giảm lệ thuộc vũ khí.

Ngày 22.11, Ấn đã duyệt kế hoạch chi 158 tỷ rupee (2,5 tỷ USD) để mua 814 cỗ pháo 155 mm. Đây là đợt mua súng hạng nặng đầu tiên kể từ thập niên 1980.
Nếu nhà thầu nước ngoài trúng thầu, 100 cỗ pháo đầu tiên sẽ được nhập khẩu, 714 cỗ pháo còn lại sẽ do Ấn sản xuất dự theo sự chuyển giao công nghệ.
Nỗ lực hiện đại hóa quân đội Ấn nhằm chạy đua với thế lực quân sự TQ đang trỗi dậy ở các binh chủng không-hải quân và bộ binh. Hiện quân lính Ấn ít được trang bị hiện đại, thường đối đầu với các láng giềng Pakistan và TQ.
Đại sứ Nga Alexander Kadakin tại New Delhi năm ngoái từng đặt câu hỏi về sự minh bạch trong việc trao thầu quốc phòng của Ấn. Ông nói với báo Hindustan Times: “Chúng tôi biết các chiêu trò để thao túng những quả thầu”.

Ông nói Nga luôn đứng cạnh Ấn và việc để mất vai trò nhà cung ứng vũ khí hàng đầu cho Ấn “gây ra tổn thất cho uy tín của chúng tôi”.

Đầu năm nay, Đại sứ Nga  bác bỏ những quan ngại, rằng Nga đang thay đổi chủ trương với Ấn, khi Nga thương lượng bán trực thăng tấn công MI-35 Hind cho Pakistan.

Lúc đó hãng tin Press Trust of India dẫn lời ông Kadakin: “Sẽ không có việc gì gây phương hại đến quan hệ sâu sắc với Ấn”.

Đến tháng 11, Nga đồng ý bán 20 chiếc MI-35 cho Pakistan, nhưng vẫn đang thương lượng chi tiết. Các nhà phân tích nói Pakistan rất ưng chiếc này do đã sử dụng nhiều trực thăng Nga, gồm việc Pakistan nhận chiếc MI - 17 từ năm 1994.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật