Nhìn lại 1 năm khủng hoảng Ukraine

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã trải qua một năm, khiến hàng nghìn người thiệt mạng, đẩy hàng chục nghìn người vào cảnh không nhà cửa. Tuy vậy, nó vẫn chưa có dấu hiệu nào sẽ kết thúc.
Nhìn lại 1 năm khủng hoảng Ukraine
Biểu tình “nảy lửa“ tại Kiev hồi tháng 2/2014.

Biểu tình Maidan

Sự việc bắt đầu vào hôm 21/11/2013 khi chính quyền Ukraine hoãn đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) và bày tỏ ý định thắt chặt quan hệ kinh tế với Nga. Các nhóm đối lập đã phát động các cuộc biểu tình ủng hộ châu Âu.

Đến đầu tháng 12/2013, hàng trăm nghìn người đã tập trung ở quảng trường Độc lập tại thủ đô Kiev để biểu tình phản đối quyết định trên của chính phủ.

Ngày 17/12/2013, Tổng thống Viktor Yanukovych sang Moscow để thảo luận về gói hỗ trợ kinh tế trị giá 15 tỷ USD.

Làn sóng biểu tình tiếp diễn, hàng chục người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình.

Người biểu tình tấn công lực lượng an ninh bằng đá và bom xăng. Cảnh sát dùng hơ‌i ca‌y, lựu đạn gây choáng và đạn cao su để trấn áp.

Các lãnh đạo phe đối lập kêu gọi phương tây hỗ trợ tài chính cho các cuộc biểu tình.

Ngày 18/2, B.L nổ ra khi 20.000 người biểu tình tuần hành từ quảng trường Độc lập đến trụ sở quốc hội, yêu cầu ông Yanukovych phải bị tước bỏ những quyền hạn quan trọng.

Tổng thống Viktor Yanukovych gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Thế vận hội Sochi.

Phe đối lập cho hay, có tới 60 người đã bị bắn chết trong các cuộc biểu tình trong khoảng thời gia này.

Ngày 21/2, Tổng thống Yanukovych và phe đối lập cho biết đã đạt được một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng. Ông Yanukovych cho hay sẽ tổ chức bầu cử tổng thống sớm, tiến hành cải cách hiến pháp và thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc. Quốc hội Ukraine bỏ phiếu tái sinh hiến pháp 2004, giới hạn quyền lực của tổng thống.

Tổng thống Yanukovych bị phế truất

Tuy vậy, ngày 23/2, quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu nhất trí phế truất Tổng thống Viktor Yanukovych và quyết định sẽ bầu cử sớm vào ngày 25/5. Chủ tịch Quốc hội Oleksander Turchynov cho biết ông Yanukovych đã "từ bỏ trách nhiệm theo hiến pháp, đe dọa chức năng của nhà nước, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine".

Người biểu tình thân Nga chiếm trụ sở quốc hội Ukraine.

Sự kiện diễn ra chỉ vài giờ sau khi ông Yanukovych rời văn phòng tổng thống ở thủ đô Kiev và tới thành phố Kharkiv, miền đông Ukraine, sau đó chạy sang Nga. Người biểu tình tuyên bố chiến thắng ở Kiev sau khi kiểm soát được các tòa nhà chính phủ.

Thời điểm đó, Nga không công nhận tổng thống mới của Ukraine.

Nga sáp nhập Crimea

Khi B.L ở Kiev vừa lắng xuống, đụng độ lại nổ ra ở Cộng hòa tự trị Crimea, phía nam Ukraine. Nhiều người đã bị thiệt mạng và bị thương khi những người biểu tình thân Nga đụng độ với phe theo chính quyền mới.

Bán đảo Crimea có vai trò quan trọng đối với Nga, hầu hết dân số ở đây đều nói tiếng Nga. Moscow cũng đang đặt căn cứ của Hạm đội Biển Đen tại khu vực này theo hợp đồng thuê đến năm 2042.

Hai phe biểu tình đang xô xát nhau tại Crimea.

Hôm 26/2, một nhóm tay súng lạ mặt xông vào tòa nhà quốc hội và tòa nhà chính quyền ở Cộng hòa tự trị Crimea và cắm cờ Nga, khiến lực lượng an ninh Ukraine đặt trong tình trạng báo động. Một ngày sau đó, sân bay chính của thủ phủ Crimea bị một số tay súng kiểm soát.

Sân bay quân sự gần căn cứ hải quân mà Nga thuê của Ukraine tại Sevastopol, trên bán đảo Crimea, cũng đã lọt vào tay phe thân Nga.

Nga sau đó đã tăng cường quân tới các căn cứ quân sự trên bán đảo Crimea, điều hai tàu chống tàu ngầm xuất hiện ở ngoài khơi bán đảo này ngay trước khi quốc hội Nga chấp thuận việc đưa quân vào nước láng giềng.

Anh và Pháp tuyên bố không tham gia các cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao G8 ở Nga, trong khi NATO lên án việc Moscow đưa quân vào Crimea là đe dọa "hòa bình và an ninh của châu Âu".

Nhóm tay súng đeo mặt nạ, mặc đồng phục không phù hiệu, đang chiếm giữ tàu Khmelnitsky của Ukraine tại thành phố cảng Sevastopol, Crimea.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lên án gay gắt việc các nước phương Tây đe dọa "trừng phạt và tẩy chay" Moscow vì can thiệp quân sự vào Ukraine, đồng thời khẳng định cộng đồng người thiểu số ở nước láng giềng cần được bảo vệ.

Trong khi đó, các cuộc đụng độ bắt đầu diễn ra tại thành phố Donetsk, miền đông Ukraine, giữa phe thân Nga và phe thân phương Tây.

Ngày 16/3,  Crimea tổ chức trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Nga.

Moscow tuyên bố sẽ tôn trọng "sự lựa chọn lịch sử" của người dân Crimea trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Liên bang Nga, trong khi Kiev tuyên bố việc Crimea muốn rời bỏ Ukraine là trái pháp luật.

Anh, Mỹ phản đối mạnh mẽ kết quả trưng cầu dân ý ở Crimea về việc tách khỏi Ukraine, đồng thời cảnh báo Nga sẽ phải chịu thêm các biện pháp trừng phạt.

Ngày 17/3, Nghị viện nước cộng hòa tự trị Crimea tuyên bố độc lập trước Ukraine và đệ đơn sáp nhập vào Nga, sau khi kết quả trưng cầu dân ý cho thấy gần 100% cư dân trên bán đảo muốn đi theo Moscow.

Ngay sau đó, cơ quan lập pháp của Crimea đã gửi kiến nghị đến Liên bang Nga để thừa nhận Cộng hòa Crimea là một chủ thể mới với tình trạng của một nước cộng hòa. Một phái đoàn của nghị viện Crimea cũng tới Moscow để thảo luận về các thủ tục nhằm đưa Crimea trở thành một phần của Liên bang Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh cuối cùng, hoàn tất quy trình sáp nhập bán đảo Crimea.

Ngày 18/3: Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận Crimea là quốc gia độc lập, trong khi Mỹ và Liên minh chấu Âu liên tiếp công bố các biện pháp trừng phạt Nga.

Hôm 21/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh cuối cùng, hoàn tất quy trình sáp nhập bán đảo Crimea vào nước này, bất chấp sự phản đối của các lãnh đạo phương Tây.

Ly khai ở Miền Đông

Trong khi đó tình hình ở Luhansk và Donetsk vẫn tiếp tục căng thẳng. Người biểu tình ủng hộ Nga chiếm các tòa nhà chính quyền ở ba thành phố miền đông Ukraine và đòi tổ chức trưng cầu dân ý giống như Crimea.

Người biểu tình ủng hộ Nga và ủng hộ Ukraine đụng độ ở thành phố Donetsk hồi cuối tháng Tư

Ngày 7/4, phiên họp của Hội đồng Donbass (vùng Donetsk) đã diễn ra tại hội trường chính của hội đồng khu vực và nhất trí thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk.

Luhansk cũng hành động tương tự và nước Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng ra đời.

Tại cuộc họp nội các khẩn cấp, Thủ tướng lâm thời Ukraine ars‌eniy Yatsenyuk cáo buộc Moscow đứng sau những diễn biến trên.

Theo ông, quân đội Nga vẫn duy trì trong khu vực cách biên giới Ukraine 30 km.

Ngày 15/4, Tổng thống tạm quyền Ukraine, Olexander Turchynov, tuyên bố bắt đầu "chiến dịch chống khủ‌ng b‌ố" nhắm vào phe ly khai thân Nga.

Kể từ đó, các cuộc đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát cũng như các cuộc giao tranh đẫm máu giữa quân ly khai và cảnh sát liên tục diễn ra.

Những người bị mắc kẹt bên trong tòa nhà Công đoàn ở Odessa hôm 2/5 đang tìm cách thoát thân.

Trong đó sự kiện đụng độ đẫm máu nhất là thảm kịch ở Odessa hôm 2/5. Theo số liệu chính thức, có 40 người biểu tình thân Nga đã thiệt mạng trong vụ phóng hỏa tại tòa nhà Nghiệp đoàn thương mại Odessa (thuộc Ukraine). Tuy nhiên, con số được đồn đoán trong dư luận Odessa lúc bấy giờ lên đến gần 200 người thiệt mạng.

Theo đài RT của Nga, chính người biểu tình thân Kiev đã phóng hỏa tòa nhà. Nhưng một số nguồn tin cho biết cả hai phe ủng hộ và chống Kiev trước đó đều ném bom xăng vào nhau. Khoảng 40 người khác bị thương, trong đó có 10 cảnh sát.

Tình hình căng thẳng ở miền Đông Ukraine còn dẫn đến thảm kịch MH17 hôm 17/7, khiến cả 298 người trên máy bay thiệt mạng. Cho tới giờ vẫn chưa tìm được thủ phạm đã gây ra tội ác, tuy nhiên, động cơ của vụ việc được khẳng định là liên quan đến cuộc khủng hoảng này.

hiện trường thảm kịch khiến 298 người thiệt mạng MH17.

Đến ngày 9/5, chính phủ Ukraine và quân ly khai kí được thỏa thuận ngừng bắn. Tuy vậy, thỏa thuận này cũng không thể ngăn được các cuộc giao tranh tại miền Đông.

Ngày 2/11, ly khai tổ chức bầu cử chọn người đứng đầu khu vực Donbass bất chấp sự phản đối của chính phủ Ukraine, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật