Chồng “nói bậy nói bạ”

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lúc gần gũi, chồng tôi nói đùa nên bị tôi nổi giận rồi “cấm vận” luôn. Ông xã đòi giải thích thì tôi nói thẳng: không muốn bị đánh đồng với gái ăn sương. Chồng tôi hay phát ngôn dễ dãi, tôi làm thế là cần thiết hay quá đáng?
Chồng “nói bậy nói bạ”
Ảnh minh họa

tìn‌ּh dụ‌ּc, có lẽ không thích hợp với không khí “nghiêm, thẳng, chào”. Một chút gia vị, pha trò cũng là việc nên làm, chỉ có điều, cần cẩn thận kẻo quá tay nêm nếm, thay vì cơm nóng, canh sốt, lại thành xôi hỏng bỏng không.

Cảnh quá tay với gia vị phổ biến là việc các ông mang ngôn từ vỉa hè, tiếu lâm,“thổ ngữ” phò‌ּng th‌ּe thiếu tế nhị ra pha trò mà quên… biên tập. Nhiều ông nhái mấy câu thoại “trai trên gái dưới” nghe được từ cuộc sống hay mấy bộ phim diễm tình. Sốc hơn cả là những kiểu bình phẩm bụm miệng không kịp như “em thở như trâu”, “la như heo… bị chọc tiết”…

Sự khiếm nhã có khi không cần cất lời mà từ thái độ của chủ nhân. Nhiều ông vừa “tiến lùi nhịp nhàng” trên giường vừa nhóp nhép nhai kẹo cao su hay không rời cây tăm xỉa răng từ bữa cơm chiều…

Như đã nói, không phải câu pha trò nào cũng đâm hông, luôn có chỗ cho những khôi hài ý nhị mà tâm đắc, không chỉ người nói được tiếng thơm mà tìn‌ּh dụ‌ּc cũng hưởng lợi. Khó tin, nhưng có thật là khoái cực dễ dàng được dọn cỗ hơn nhờ một câu bông đùa “trúng tim đen” người phụ nữ.

Các chuyên gia đều nhất trí nên giải phóng tối đa mọi cảm xúc trong tìn‌ּh dụ‌ּc. Một câu bông đùa sẽ “đâm sau lưng chiến sĩ” chủ yếu vì trái tai người nghe, đặc biệt khiến họ cảm thấy bị xúc phạm. Thiệt tình thì nhiều ông “vạ miệng” do chủ quan, cho là vợ chồng nhẵn mặt nhau chẳng cần nhọc công khách sáo. Với phụ nữ, dù “mâm cỗ” dọn đi dọn lại hàng ngàn lần thì họ vẫn cứ đánh giá cao “lời chào”.

Thần khẩu hại xác phàm còn có thể đẩy các ông vào thế bị nghi ngờ rành sáu câu vọng cổ về giới ăn chơi: đến mức dùng được… thổ ngữ trong nghề thì không còn là tay mơ nữa (thật ra đổ hết tội cho mồm miệng các ông thì coi chừng… hơi oan, bởi lắm bà cũng hay lỡ lời không kém, chẳng hạn với kiểu chê chồng “xưa biết thế… ma nào thèm lấy ông”).

Như bạn cho biết, ông xã là người nói năng “bụm không kịp”, nghĩa là sự cố phò‌ּng th‌ּe này chỉ là một trong các trái khoáy thường gặp, do vậy việc “cấm vận” của bạn có thể được xem là cần thiết để tránh thói tật ”khó ưa”. Vấn đề là phản ứng sao cho khéo, đừng để ông xã quá mất mặt. Điều quan trọng nữa, bạn nên dùng “lệnh cấm mềm”, tức mở sẵn cửa “không đánh người chạy lại” cho lang quân biết. Đừng quên rằng bạn đang cấm vận chồng trên giường, một cánh cửa đóng sầm rất nhạ‌y cả‌m dễ làm đàn ông điên tiết. Cẩn thận đừng quá thể, già néo đứt dây. Người “nói bậy” thường có xu hướng giảm nhẹ lỗi của mình, nếu ông xã bạn cho rằng bạn làm quá chỉ vì một câu bông đùa thì coi chừng ép-phê ngược: thay vì phục thiện, đức lang quân của bạn lại nổi xung tung hê mọi thứ lên cho bõ ghét thì hư hết việc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật