Bố nuôi say rượu đòi con gái ‘trả ơn tình’

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cháu có một chuyện cực kỳ khó xử. Biên thư này gửi đến các cô chú, cháu hy vọng sẽ nhận được sự cảm thông và lời khuyên bảo để có thể thoát ra được tình cảnh khốn cùng hiện tại...
Bố nuôi say rượu đòi con gái ‘trả ơn tình’
Ảnh minh họa

Thưa các cô, chú!

Năm nay cháu 1‌8 tuổ‌i, đang học đại học trên Hà Nội. Cách đây hai năm, mẹ cháu bị bệnh nặng, tốn rất nhiều tiền chạy chữa ở khắp nơi nhưng bệnh không thuyên giảm. Như tự biết điều rủi ro sắp xảy đến, một lần chỉ có hai mẹ con ở nhà, mẹ gọi cháu đến bên giường nói:

- Mẹ có chuyện này muốn nói với con. Con hãy bình tĩnh nghe. Điều gì cũng có thể đến con ạ. Vậy nên mình cần chủ động đón nhận và có bản lĩnh để vượt qua.

Cháu áp mặt vào ngực mẹ rồi khóc như mưa. Mẹ nói tiếp:

- Năm nay con đã gần 16 tuổi rồi. Ở tuổi này ngày xưa nhiều cô gái đã lấy chồng. Con đã sắp trưởng thành, hiểu được nhiều điều nên mẹ quyết định cho con biết tất cả.

Và mẹ cháu đã nói ra một sự thật mà mười mấy năm qua, cháu không hề biết.

...Mẹ cháu lấy bố cháu năm đã gần 30 tuổi. Bố cháu hiền lành, chỉ biết làm ăn và chăm lo cho gia đình. Nhưng ông có tật hễ gặp chuyện buồn phiền là lại tìm đến rượu (bình thường không uống). Uống vào thì không làm chủ được bản thân, nói năng lảm nhảm, gây sự với người xung quanh, nhiều khi phóng uế cả ra quần. Vậy nên mẹ cháu rất sợ làm điều gì, dù là vô tình khiến bố cháu buồn. Sống với nhau 3 năm, hai người vẫn không có con. Đi khám, người ta kết luận nguyên nhân ở bố, còn mẹ cháu thì khoẻ mạnh bình thường. Thế là bố cháu buồn phiền, lại uống rượu. Mẹ cháu phải trấn an và bàn với bố là sẽ kiếm con nuôi, chứ không bao giờ bỏ bố. Họ hàng làng xóm ai cũng khen mẹ cháu tử tế, thuỷ chung. Những lời đó đến tai bố cháu khiến ông bớt buồn, không làm khổ mẹ cháu nữa. Hai người tìm con trai nhưng lúc đó chẳng có ai đem cho. Cuối cùng họ chấp nhận đón một bé gái từ bệnh viện về nuôi vì thấy kháu khỉnh. (Mẹ đứa bé đã bỏ lại do không thể nuôi). Đứa bé hẩm hiu đó chính là cháu. Họ hàng, làng xóm do quý bố mẹ cháu và thương cháu nên suốt chừng ấy năm không ai nỡ cho cháu biết sự thật. Tất cả đều coi cháu như con đẻ. Cháu lớn lên trong vòng tay yêu thương của người mẹ nuôi và phát triển tình cảm rất tự nhiên với bố mẹ và mọi người trong họ hàng.

Nghe mẹ kể sự thật, lúc đầu cháu cũng thấy sốc. Nhưng mẹ đã nói:

- Mười mấy năm qua, con đã là tất cả của mẹ. Sắp tới, nếu không may, mẹ ra đi thì con hãy nghe lời mẹ dặn: Tất cả gia sản này, tuy không có gì đáng kể nhưng dẫu sao cũng có ngôi nhà, sẽ là của bố và của con, con sẽ có một phần đáng kể. Rồi mẹ sẽ viết di chúc, sao làm 2 bản để bố và con mỗi người giữ một bản. Bố có lấy ai nữa hay không là quyền của bố. Còn con, nếu mẹ con đến nhận, con hãy về với bà ấy. Bao năm qua, mẹ không biết gì về mẹ ruột của con.

Cháu lại oà khóc. Sự thật là ngay sau đó cháu chẳng có ý niệm gì về mẹ nuôi, mẹ đẻ mà chỉ biết là thương yêu người mẹ đang ốm nặng vô cùng và thấy thật khủng khiếp nếu cái điều mẹ dự cảm sẽ xảy ra. Còn về mẹ đẻ, cháu chẳng có ý nghĩ gì; cũng không thấy có nhu cầu phải tìm bằng được người đó, chỉ biết trước mắt cháu hiện tại là con người cháu rất đỗi thương yêu, xót xa, thấy thân quen, máu thịt. Mẹ còn dặn cháu điều liên quan đến bố:

- Con biết đấy, bố rất hiền lành, tốt bụng, chỉ phải tật uống rượu khi buồn phiền, mà đã uống vào thì như kẻ mất trí, tâm thần. Con phải hết sức cẩn thận, đặc biệt lưu ý tới điều này.

- Vâng, con hiểu rồi. Con sẽ luôn không để bố phải buồn bực điều gì.

Rồi mẹ cháu nói một câu khiến cháu không thể không nghĩ:

- Với mẹ thì con là con đẻ. Nhưng với bố không hẳn đã hoàn toàn như thế. Nhất là con đã lớn. Nhưng với đạo làm con, hãy thông cảm cho bố và đừng làm gì tổn thương đến ông ấy. Con hãy luôn nhớ: Con đã lớn, lại là con gái.

- Thế thì sao ạ? Khác gì con trai hả mẹ?

- Không, không có gì khác. Ấy là mẹ dặn con thế.

Sau lần nói chuyện đó, mẹ cháu đã viết bản di chúc nói rõ nhiều điều, đúng như đã dặn cháu.

Mấy ngày sau, mẹ cháu qua đời. Cuộc sống của hai bố con cháu hụt hẫng hẳn. Cả ngày hầu như hai người không nói gì. Cháu đi học về, lo thu dọn cửa nhà, cơm nước. Bố cháu đi làm cả ngày, thường phải tối mịt mới về. Cháu luôn chờ bố về ăn cơm, dẫu đói đến mấy cũng không bao giờ ăn trước. Một lần bố nói với cháu:

- Như mẹ con đã dặn trong di chúc, con có muốn tìm mẹ đẻ để ở với bà ấy không?

Cháu không rõ bố cháu hỏi vậy với ý gì, bèn nói:

- Sao tự nhiên bố lại hỏi con như thế? Bao nhiêu năm nay con vẫn đầy đủ tình thương của bố, mẹ. Từ ngày mẹ con qua đời, bố cũng đã thay mẹ lo cho con. Chưa có giây phút nào con có ý nghĩ rời bố để đi tìm kiếm mẹ đẻ. Còn tình cờ gặp được thì tất cả sẽ phụ thuộc vào tình cảm tự nhiên. Nếu mẹ thương con, không thể thiếu con mà bố cho phép thì con sẽ có cả mẹ và bố. Còn ở với ai chỉ là chuyện cư trú, đâu có quan trọng gì ạ.

Thưa các cô chú! Cuộc đời của cháu có thể nói là đã có một bước ngoặt mới khi Tết vừa qua cháu gặp được Khôi. Anh là sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, do giỏi nên đã kiếm được việc làm. Sở dĩ cháu đỗ đại học được là nhờ có Khôi. Anh đã không quản ngại phụ đạo để cháu nâng cao lực học trong suốt năm lớp 12. Ngay lần gặp đầu tiên, Khôi đã để lại cho cháu ấn tượng mạnh khi thấy anh có nghị lực, biết hy sinh những thú vui trước mắt để hướng tới mục tiêu lâu dài. Quen biết chỉ một thời gian ngắn, tình yêu đã đến với cháu.

Cháu đã đưa Khôi về ra mắt bố cháu và họ hàng, xóm giềng. Điều cháu rất ngạc nhiên là bố cháu đã tỏ ra không hào hứng, mặn mà đón tiếp Khôi, trong khi trước đó cháu cứ nghĩ là ông phải ưng ý lắm. Cháu rất buồn trước việc này nên hỏi thẳng bố cháu thì ông chỉ lặng thinh, không nói gì. Từ đó, cháu thấy bố khác hẳn trước, buồn phiền rõ rệt. Trước đây, thỉnh thoảng hai bố con còn chuyện trò, giờ thì bố suốt ngày chẳng nói một câu, chỉ lầm lũi đi về như một cái bóng. Cháu chào, ông cũng không để ý. Và lại tìm đến rượu. Ông có một bình rượu ngâm thuốc, hằng ngày chỉ trước khi đi ngủ mới uống một chút không đáng kể. Lần ấy, ông đã rót cả một cốc to và tu ừng ực. Cháu ra ngăn thì ông ấy giật lấy và vừa quát to, vừa xô mạnh khiến cháu ngã xuống góc nhà. Lúc ấy đã 10 giờ đêm, cháu chẳng thể chạy sang nhờ hàng xóm can ngăn giúp (ở nông thôn, giờ này mọi người đã đi ngủ). Bất lực, cháu chạy vào buồng ngủ. Khi cháu đang thiu thiu ngủ thì thật không ngờ, ông đã vừa lảo đảo tiến đến giường cháu, vừa ôm chầm lấy cháu lảm nhảm:

- Tôi với chị không có máu mủ gì. Tôi mất công nuôi chị ngần ấy năm, nay chị phải trả ơn tôi...

Vừa nói, ông vừa sờ nắn lung tung khắp người cháu. Hơi rượu nồng nặc khiến cháu phải chồm dậy ậm oẹ, nhưng không nôn được ngay. Thấy vậy, ông nói tiếp:

- Chị có thai với thằng ấy rồi phải không? Đằng nào cũng đã có. Hãy ngủ với tôi, chỉ một lần thôi...

Ông cố kéo quần cháu nhưng cháu đã chạy được ra ngoài. Rồi cháu ra bờ ao sau nhà ngồi khóc. Nhớ, thương mẹ đã qua đời, giận người bố nuôi say rượu đã như con mãnh hổ dâ‌m đãng loạ‌ּn luâ‌ּn chẳng còn chút lý trí của con người. Nhưng bao trùm lên tất cả là nỗi thất vọng tột đỉnh. Lâu nay, cháu vẫn hằng thương bố gần như mẹ. Nay ông làm vậy, cháu làm sao có thể tiếp tục sống trong ngôi nhà này. Đây là lần đầu tiên ông "giở trò" này khiến cháu quá bất ngờ, không thể lường được. Nhớ lại, cứ mỗi lần cháu ra giếng tắm là ông lại ra rửa mặt và có khuynh hướng muốn nhìn vào buồng tắm. Cháu cũng nhớ lại là ông rất hay nhìn đùi cháu mỗi khi cháu xắn quần làm vườn hoặc cho lợn ăn. Khi ấy, cháu chẳng nghĩ gì, bây giờ mới thấy là ông đã "để ý" đến cháu từ lâu.

Thưa các cô chú! Chuyện đáng xấu hổ này khiến cháu rất buồn. Lại càng đau khổ thêm khi cháu không thể giãi bày với ai, kể cả người yêu. Cháu có thể để lại cho ông ấy mấy chữ rồi ra đi vĩnh viễn. Nhưng lại thấy thương và cảm thấy vô ơn người đã từng cùng mẹ nuôi mình gần 20 năm. Nhất là từ khi mẹ qua đời, ông tiếp tục chăm lo cho cháu. Chẳng lẽ chỉ một lần người ta rồ dại trong cơn say mà cháu bỏ đi, để mặc cho ông còn lại một mình với tuổi già (Năm nay ông đã gần 60 tuổi nhưng sức khoẻ yếu)? Theo các cô chú, cháu nên xử sự thế nào để vừa giữ được thân, vừa không mang tiếng vô ơn?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật