Tăng lương cho người lao động: Cần nghiêm túc xem xét, thực hiện

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (đoàn Thái Nguyên) cho rằng cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc tăng lương cho người lao động.
Tăng lương cho người lao động: Cần nghiêm túc xem xét, thực hiện
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng. Ảnh: Quang Trung

Phát biểu trong phiên thảo luận về tái cơ cấu kinh tế chiều nay (1/11), Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng, cho rằng không nên đặt ra yêu cầu quá cao về kết quả tái cơ cấu mà nên xem chúng ta đã đi đúng hướng hay chưa.

“TCC đầu tư phải đi liền với xây dựng cơ chế đầu tư phù hợp, tạo cơ hội bình đẳng, thuận lợi cho nhà đầu tư. Hay nói ngắn gọn là phải quan tâm đến 3 chữ “cơ” (cơ cấu, cơ chế, cơ hội)” – ông Hùng nói.

Tái cơ cấu đầu tư cần có cơ chế thuận lợi cho nhà đầu tư, cần đảm bảo nguồn vốn đáp ứng phát triển, giảm tỷ lệ đầu tư nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Về cơ chế, phải giảm cơ chế cấp vốn nhà nước, tăng cơ chế tín dụng. “Vì dù sao, cầm đồng tiền đi vay trách nhiệm quản lý sử dụng cũng khác đồng tiền được cấp” – ông Hùng nói.

Cùng với đó, phải tăng cường cơ chế công khai, minh bạch. Tăng thẩm quyền đầu tư, phân bổ nguồn vốn. Về cơ hội cho nhà đầu tư, với lĩnh vực có lợi nhuận cần tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, tuy nhiên với vùng khó khăn có chính sách khuyến khích.

Đồng thời cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư tụt 6 bậc, nộp thuế tụt 2 bâc… ảnh hưởng lớn đến tình hình đầu tư. Đặc biệt, phải đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, cần phải tích cực, giảm chi phí vô lý, nhũng nhiễu phiền hà cho nhà đầu tư.

“Đáng suy nghĩ là môi trường đầu tư của chúng ta đã tụt 6 bậc, trong đó khởi nghiệp tụt 5 bậc, vay vốn tụt 6 bậc và nộp thuế tụt 2 bậc. Những việc này đi ngược lại mục tiêu TCC nền kinh tế chúng ta. Đồng thời đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng hơn nữa. Quốc hội có chuyên đề riêng về phòng, chống tham nhũng nhưng đối với lĩnh vực đầu tư này vấn đề phòng, chống tham nhũng để giảm chi phí vô lý, trái Pháp Luật cho DN. Trong các phản ánh trực tiếp DN hay phàn nàn” – ông Hùng nhấn mạnh.

Ông Hùng cho rằng muốn tái cơ cấu có hiệu quả cần có sự giám sát toàn diện. Tăng cường giám sát quốc hội, cơ quan quốc hội về đầu tư, nợ xấu, Pháp Luật, đầu tư công…

Xác định lĩnh vực trọng tâm để tăng cường giám sát đầu tư công, giám sát tài chính…phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam. Hiện nay mô hình giám sát còn phân tán ở lĩnh vực: ngân hàng, tài chính, chứng khoán…nên chưa hiệu quả. Riêng giám sát thị trường tài chính, ông Hùng bày tỏ sự tán thành việc xây dựng mô hình giám sát tài chính hợp nhất, giám sát tài chính phù hợp với sự phát triển của Việt Nam. Vì hiện nay mô hình giám sát tài chính của Việt nam còn phân tán với nhiều cơ quan giám sát chuyên ngành và với các mức độ độc lập khác nhau, các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Cần khắc phục tình trạng này để có sự giám sát thống nhất. Theo ông Hùng, trong khoảng 2-3 năm nữa, Quốc hội cũng nên có giám sát tối cao lần thứ 2 về TCC nền kinh tế.

Về vấn đề nguồn nhân lực, ông Hùng cho rằng tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp ở nông thôn có giảm nhưng rất chậm chạp, Mỗi năm có giảm được 0,3%. Trong khi mục tiêu, đến 2020 nhiệm vụ giảm xuống 30%, như vậy phải cần đến 20 năm mới hoàn thành. Theo ông Hùng, cần nghiên cứu để tăng lương cho người lao động. Đây là vấn đề cần nghiêm túc thực hiện chứ không chỉ nêu ra rồi để đấy

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật