Nhiều kiến nghị cho tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 1/11/2014, Quốc hội Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015. Tham gia thảo luận về việc thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nhiều đại biểu đã có những kiến nghị về cơ chế xử lý nợ xấu, quản trị ngân hàng...
Nhiều kiến nghị cho tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Các đại biểu Quốc hội tại phiên họp Quốc hội sáng nay (1/11). Ảnh: KN

Những cản trở trong tái cơ cấu ngân hàng

Mở đầu phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội - Trưởng ban giám sát Nguyễn Văn Giàu đã trình bày báo cáo về Kết quả giám sát “Việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015”.

Đánh giá về lĩnh vực ngân hàng, Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu nêu: Trong 15 năm trở lại đây Việt Nam đã 3 lần tái cấu trúc khu vực này: Đầu tiên là giai đoạn sau khủng hoảng tài chính châu Á từ năm 1998 đến 2003; giai đoạn bắt đầu gia nhập Tổ chức thương mại thế giới 2005-2008 và giai đoạn cơ cấu lại nền kinh tế 2011-2015.

Quá trình tái cơ cấu lần 3 từ năm 2012 đến nay được đánh giá là "phức tạp hơn". Hầu hết các ngân hàng được sắp xếp, chấn chỉnh lần này cũng là các ngân hàng đã từng tái cơ cấu hai lần trước. Từ thực tiễn, tái cơ cấu lần này tương tự lần thứ nhất nhưng quy mô tài sản lớn hơn và có tính phức tạp hơn.

Báo cáo giám sát cũng nêu: Đến nay, vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống TCTD Việt Nam còn thiếu minh bạch, vốn điều lệ ở một số NHTM cổ phần không phản ánh đúng thực chất, dẫn đến nguy cơ chi phối, thao túng hoạt động ngân hàng.

Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của từng TCTD nói riêng, cũng như toàn hệ thống TCTD nói chung, gây cản trở đến quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Thực tế trên tồn tại kéo dài nhiều năm, cần được xử lý từng bước.

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: Tránh được nguy cơ đổ vỡ

Phát biểu tại Quốc hội, đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ) nhận định, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đúng lộ trình là điểm sáng của Đề án tái cơ cấu chung. Đã đẩy lùi nguy cơ mất an toàn hệ thống. Tình trạng đô la hóa và vàng hóa được đẩy lùi làm tăng dự trữ ngoại hối góp phần ổn định vĩ mô.

Đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cũng cho rằng, đến nay quá trình tái cơ cấu đã thu được một số kết quả. Đã có 8/9 ngân hàng yếu kém được xử lý, hệ thống tránh được đổ vỡ, bắt đầu hoạt động an toàn hơn. Chính phủ cũng tỏ thái độ rõ hơn với các định chế tài chính phi ngân hàng, xóa sổ các đơn vị gây rủi ro cho nền kinh tế.

Từ năm 2012 đến hết tháng 8/2014, toàn hệ thống đã xử lý được 214.000 tỷ đồng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm từ 4,08% tổng dư nợ cuối năm 2012 xuống 3,9% vào cuối tháng 9/2014.

Nhiều kiến nghị cho tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

Đại biểu Thân Đức Nam (đoàn Đà Nẵng) đã đánh giá cao nỗ lực của NHNN vì vừa phải thực hiện tái cơ cấu vừa phải đảm bảo an toàn hệ thống.

Tuy nhiên, đại biểu Nam lưu ý, quá trình chuyển đổi một số ngân hàng nông nghiệp thành ngân hàng thương mại mà đứng sau các ngân hàng này là các ông chủ bất động sản… Đại biểu Nam đặt câu hỏi: Liệu trong 1 năm tới NHNN có thực hiện được triệt để vấn đề tái cơ cấu hay không hay phải trông chờ vào sự phục hồi của thị trường bất động sản?

Đối với việc tái cơ cấu các NHTM nhà nước, đại biểu Nam đề nghị, NHNN nên nêu mục tiêu rõ ràng đối với NHTM nhà nước là NH chính sách xã hội và NH phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Cũng liên quan tới tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) phát biểu: Đề án tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2011 – 2015 có 24 giải pháp có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp xử lý sở hữu chéo, song kết quả đạt được rất thấp. Quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém, tính công khai của các TCTD trong việc công bố chính xác tỷ lệ nợ xấu chưa thực hiện tốt, tình hình kinh tế khó khăn, niềm tin thị trường giảm sút cũng ảnh hưởng đến tiến trình tái cơ cấu hệ thống NHTM hiện nay.

Để đẩy mạnh hơn nữa tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đại biểu kiến nghị: 1. Cần tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững; môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, thông thoáng nhằm tạo điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh trong nước nhằm góp phần thực hiện tốt tăng trưởng kinh tế, nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay vốn đang khó khăn.

2.Đẩy nhanh việc chuyển đổi hoặc quy hoạch lại dự án bất động sản khó có khả năng thực hiện trong tương lai bởi nhiều lý do khác nhau như thiếu vốn, dư cung. Giải quyết tình trạng đóng băng.

3.Sớm sửa đổi bổ sung các quy định hiện hành nhằm đảm bảo sự phù hợp đồng bộ nhất là trong quan lý đất đai, phá sản doanh nghiệp thi hành án dân sự, cơ chế thực thi Pháp Luật tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện tốt thu hồi nợ xử lý tài sản nợ đảm bảo một cách nhanh chóng nhằm hạn chế, khắc phục dần tình trạng nợ đọng nợ xấu của ngân hàng.

4.Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mới chú trọng tái cơ cấu tài chính, chưa chú trọng quản trị và hoạt động. Do vậy tới đây cần chú trọng hơn vào quản trị và hoạt động nhằm đảm bảo hệ thống NH sau tái cơ cấu hoạt động ổn định, phát triển bền vững góp phần đạt mục tiêu trước mắt và lâu dài .

5.Từng bước thực hiện có hiệu quả việc sáp nhập, hợp nhất, quản lý sở hữu chéo; xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu chéo và lợi ích nhóm trong TCTD; 6.Cần đề cao hơn nữa nguyên tắc thị trường, và kỷ cương kỷ luật an toàn trong hệ thống NH.

Đồng quan điểm về việc tái cơ cấu các TCTD giúp đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ hệ thống, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cũng góp ý thêm, cơ chế chính sách hiện chưa tạo điều kiện cho nhiều đối tác được phép tham gia vào quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Theo đại biểu Thuyền, nợ xấu được ngân hàng nhà nước xác định đúng và đưa ra biện pháp xử lý chính xác và tốc độ tăng nợ xấu chậm lại. VAMC đã có vai trò to lớn trong giải quyết vấn đề nợ xấu nhưng nếu chỉ mình tổ chức này vấn đề nợ xấu sẽ không được giải quyết triệt để.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật