Thao túng chính trị từ… dầu khí

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tuần qua, cuộc đàm phán ba bên Nga, Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels (Bỉ) nhằm giải quyết những bất đồng về khí đốt và giải tỏa quan ngại rằng Moscow có thể tạm ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu trong mùa Đông tới, đã không đạt được thỏa thuận chính thức nào. Các bên sẽ phải tiếp tục gặp lại nhau trong cuộc đàm phán diễn ra vào ngày 29-10 tới, cũng tại Brussels.
Thao túng chính trị từ… dầu khí
Ảnh minh họa

Trong một diễn biến khác, việc giá dầu hạ sẽ là tác động tới cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây. Hiện giá dầu đã giảm từ mức 114 USD/thùng hồi tháng 6 xuống còn 83 USD vào ngày 18-10 vừa qua và sẽ còn chưa dừng lại. Như vậy, chỉ trong vòng 4 tháng, dầu mỏ đã mất khoảng 27% giá trị. Lý giải về nguyên nhân giá dầu Brent giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn hai năm trở lại đây, nhiều người cho rằng đó là do tình hình bi đát của nền kinh tế thế giới, triển vọng nhịp độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa; kinh tế Trung Quốc và châu Á nói chung, đang giảm tốc; cung vượt quá so với cầu. 

Nga không phải là bên duy nhất bị thua thiệt nếu giá dầu giảm. Các nước Arập xuất khẩu dầu mỏ vùng Vịnh cũng bị ảnh hưởng tương tự. Trong khi đó, các nước xuất khẩu dầu mỏ khác cũng đang tăng ngân sách theo hướng thu nhập từ dầu mỏ cao hơn. Ngân sách năm 2014 của Saudi Arabia dự kiến là 253,2 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay theo các số liệu của Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch. Tuy nhiên, chi tiêu thực tế ở Saudi Arabia có thể lên tới 296,1 tỷ USD, đồng nghĩa với việc họ cần giá dầu ở mức cao hơn trên thị trường quốc tế. Thế nhưng nước này cũng đã nhảy vào " cuộc chơi dầu khí" khi khẳng định sẽ vẫn "vận hành suôn sẻ" với mức giá dầu mỏ là 90 USD một thùng, và giảm xuống còn 80 USD trong hai năm tiếp theo, thậm chí là 50 USD và 60 USD cho các khách hàng châu Á và Bắc Mỹ.

Việc Saudi Arabia  áp dụng một "chiến dịch giá săn mồi"  là để khiến các tay chơi khác Mỹ, Iran, Iraq, Venezuela, Ecuador và Nga phải khốn đốn vì không có lợi nhuận. Tuy nhiên, Phó Giám đốc của công ty dầu mỏ Rosneft của Nga Mikhail Leontyev đánh giá: "Giá cả có thể trở nên hấp dẫn… Saudi Arabia đã bắt đầu đại hạ giá dầu mỏ. Đây là một sự thao túng chính trị và Saudi Arabia đang bị cuốn vào hành động có thể có một cái kết không có hậu". Một chiến lược dầu giá rẻ đồng thời làm tổn thương Iran, Iraq, Venezuela, Ecuador và Nga không thể tránh khỏi việc bị xem là một trò chơi quyền lực.  

Những "miếng võ" trên  vốn được Saudi Arabia "học" từ Mỹ khi mà dầu mỏ từ xưa tới nay vẫn là một con bài kinh tế - chính trị được các nước sử dụng để "vẽ" lại địa chính trị thế giới. Washington vẫn sử dụng "vũ khí dầu" đối với hai nhà sản xuất hàng đầu thế giới: Iran và Nga, bao gồm lệnh cấm vận và trừng phạt thương mại. Washington đã có những động thái ngăn chặn Tehran phát triển chương trình hạt nhân gây tranh cãi bằng cách không cho nước này tiếp cận với công nghệ khoan dầu phương Tây và hạn chế xuất khẩu của họ. Những biện pháp này đã tác động đáng kể đến sản lượng dầu của nước này. Theo ước tính, sản lượng xuất khẩu đã giảm một triệu thùng mỗi ngày, dẫn đến sự suy giảm đáng kể nguồn cung toàn cầu. Kết quả là, thu nhập của Iran từ xuất khẩu dầu ước tính đã giảm từ 118 tỷ USD năm 2011-2012 xuống 56 tỷ USD trong năm 2013-2014.

Lúc này, Đảng Cộng hòa đang thúc giục Tổng thống Mỹ Barack Obama sử dụng dầu mỏ như một vũ khí trong cuộc chiến ngoại giao của phương Tây với Nga về tương lai của Ukraine. Họ cho rằng bằng việc cấp giấy phép xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Mỹ, ông Obama có thể giúp giảm sự phụ thuộc của phương Tây và đánh vào thu nhập của Nga. Tuy nhiên, cho đến nay điều đó chưa thực hiện được do vấn đề chi phí cao không chỉ ảnh hưởng đến Chính phủ các nước xuất khẩu dầu mỏ, mà cả các nhà sản xuất khu vực tư nhân.

Theo công ty tư vấn tài chính Mỹ Sanford Bernstein, chi phí cận biên của sản xuất dầu tại Mỹ năm 2013 đã tăng lên 114 USD/thùng, do chi phí từ các dàn khoan dầu ở vùng nước sâu tại Vịnh Mexico và công nghệ mới để khai thác dầu mỏ đá phiến. Chỉ trong vòng hơn 1 thập niên, chi phí sản xuất một thùng dầu đã tăng gấp 4 lần. Nếu Tổng thống Mỹ quyết định cho phép xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt cho châu Âu, ban đầu chỉ một số lượng nhỏ các công ty xuất khẩu Mỹ có lãi lớn. Các giếng dầu sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Các công ty lớn của Mỹ đã xem xét các dự án lớn nhất của họ để tìm lợi nhuận giữ cho giá dầu ở mức cao, trong khi các công ty nhỏ hơn đang chi phối khu vực dầu khí đá phiến sẽ nhanh chóng giảm sản lượng để phản ứng với giá dầu thấp hơn. Hàng trăm công ty sản xuất dầu mỏ tư nhân đang chi phối khu vực dầu khí đá phiến có thể nhanh chóng dừng hoặc giảm sản lượng để phản ứng với những dấu hiệu giá cả. Điều đó khiến Nga và các nước xuất khẩu dầu mỏ khác có thể yên lòng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật