Khám phá khó tin nhưng có thật về loài kiến (phần 2)

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cái đầu nhỏ bé của kiến sở hữu 250.000 tế bào não. Kiến Jack Jumper có nọc độc có thể gây t‌ử von‌g cho người bị cắn.
Khám phá khó tin nhưng có thật về loài kiến (phần 2)
Ảnh minh họa

Kiến có mắt kép, được tạo nên từ rất nhiều ống kính nhỏ (lense) gắn liền với nhau. Mắt kiến rất tinh khi phát hiện các chuyển động, nhưng không cung cấp hình ảnh độ phân giải cao.

Kiến sở hữu 250.000 tế bào não trong cái đầu nhỏ bé nên nó được cho là côn trùng thông minh nhất.

Kiến không có tai, nhưng chúng nghe bằng cách cảm nhận những rung động mặt đất thông qua các cảm biến đặc biệt trên đôi chân và trên đầu gối của nó.

Mỗi đàn kiến có mùi đặc trưng của riêng mình. Vì vậy, những kẻ xâm nhập trái phép có thể bị phát hiện ngay lập tức.

Nhiệm vụ duy nhất của kiến chúa là đẻ trứng. Những quả trứng này sau đó được kiến thợ đưa vào sâu trong tổ và chăm sóc, bảo vệ khỏi cái lạnh mỗi đêm.

Loài kiến Jack Jumper có nọc độc có thể gây t‌ử von‌g cho người bị cắn. May mắn thay, chất chống nọc độc đã được phát triển.

Thùng dụng cụ nuôi kiến đặc biệt gọi là Antquarium là phát minh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA dùng để đưa kiến cùng các phi hành gia bay vào không gian.

Ngoài phương pháp định hướng thông thường như sử dụng hình ảnh hoặc sử dụng ăng-ten, một số loài kiến thậm chí còn có thể sử dụng từ trường của Trái đất để điều hướng.

Ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt là Mexico, kiến và ấu trùng là một món ăn ngon, thậm chí là một đặc sản. Kiến và ấu trùng khi được chế biến thành món ăn được bán ra với giá 80 USD/kg.

Bất cứ địa hình khó khăn nào cũng không thể cản chân được loài kiến, chúng có thể liên kết lại để tạo thành những chiếc cầu vững chắc cho đồng đội đi qua.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật