Bảo tồn nguồn gen loài cây thông lá dẹt và pơ mu quý hiếm

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tỉnh Khánh Hòa vừa hoàn thiện đề tài nguyên cứu “Đánh giá phạm vi phân bổ và thử nghiệm nhân giống đối với hai loài cây thông lá dẹt và pơ mu”, nhằm khoanh vùng bảo tồn nguồn gen trong tự nhiên, xây dựng mô hình trồng hai loại cây này ra cộng đồng.
Bảo tồn nguồn gen loài cây thông lá dẹt và pơ mu quý hiếm
Cây thông lá dẹt

Qua hai năm nghiên cứu (2012-2014), các chuyên gia lâm nghiệp của tỉnh Khánh Hòa đã điều tra và ghi nhận có 75 cá thể thông lá dẹt và 123 cá thể pơ mu, phân bổ trên diện tích hơn 224 ha, phần lớn tập trung tại khu vực núi Hòn Bà, thu‌ộc đị‌a bàn xã Sơn Thái, huyện miền núi Khánh Vĩnh. Các chuyên gia đã tiến hành nhân giống thử nghiệm theo hai phương pháp gieo hạt và giâm hom; tỷ lệ nảy mầm theo cách gieo hạt đạt gần 60% đối với pơ mu và trên 65% đối với thông lá dẹt. Riêng phương pháp giâm hom đối với pơ mu cho tỷ lệ nảy mầm, ra rễ trên 71%. Với tổng số hơn 1.000 cây con nhân giống sinh trưởng tốt, đủ điều kiện để trồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.

Cây gỗ Pơmu cổ thụ cực quý hiếm tại vườn quốc gia Việt Nam 


Thông lá dẹt có tên khoa học là Ducampopinus Krempfii, là loài cây đặc hữu của Việt Nam, thuộc loài thông cổ, phân bố hẹp tại vài tỉnh như Lâm Đồng, Khánh Hòa. Loài thông này được xếp loại hiếm, mức độ đe doạ bậc R (có thể nguy cấp, đe dọa tuyệt chủng do nạn khai thác, phá rừng).

Đề tài nghiên cứu nói trên được Hội đồng Khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa xếp loại khá, đồng thời thống nhất đề xuất UBND tỉnh thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Sơn Thái - Giang Ly (huyện Khánh Vĩnh) có diện tích trên 15.000 ha với tiềm năng đa dạng sinh học cao và bảo tồn các nguồn gen quý, trong đó có hai loài thông lá dẹt và pơ mu.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật