CEO Total ra đi, Nga mất đồng minh lớn

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thật trớ trêu, chỉ vài giờ sau khi lên tiếng ủng hộ Nga, CEO tập đoàn dầu khí Total (Pháp) đã phải bỏ mạng trong vụ tai nạn máy bay ngày 20/10.
CEO Total ra đi, Nga mất đồng minh lớn
Ảnh minh họa

Nga có lẽ sẽ cảm thấy ngày càng cô lập hơn với phương Tây sau tai nạn đáng tiếc của ông Christophe de Margerie - Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của tập đoàn dầu khí Total.

Trước khi tai nạn xảy ra, ông Christophe de Margerie đã có bài phát biểu kéo dài hàng giờ đồng hồ tại Moscow. Tham gia sự kiện này có Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và các lãnh đạo doanh nghiệp của Nga. Tại đó, ông Margerie thẳng thắn cho rằng, việc Mỹ và phương Tây trừng phạt Nga là không công bằng và thậm chí cũng chẳng hữu dụng. Với tư cách là đồng chủ tịch cơ quan hợp tác kinh doanh Pháp - Nga, vị CEO của Total cũng lên tiếng phản đối những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga với những sự kiện hay tổ chức kinh tế và chính trị lớn của thế giới.

Giải thích về lập trường của mình đối với nước Nga, ông Margerie cho biết, các đòn trừng phạt kinh tế của phương Tây không phải là cách hữu dụng để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước. Như hiện tại thì rõ ràng, các doanh nghiệp chính là "nạn nhận" trực tiếp của những tranh chấp chính trị này.

Cố chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Total của Pháp (Ảnh: Bloomberg)

Với những lời phát biểu "không ai dám nói" này, ông Margerie được xem là nhân vật có tiếng hiếm hoi ở châu Âu không sợ cả hệ thống chính phủ đương thời và chịu bỏ qua những bất đồng địa chính trị để trở thành đồng minh lớn với Nga. Ông cũng được nhận xét là người rất thẳng thắn và rõ ràng trong mọi mối quan hệ. Ông Margerie, cũng như ban giám đốc của Total, đều cho rằng, thế giới cần mở rộng quan hệ hợp tác, không chỉ ở phạm vi trong nước hay lục địa đó.

Trên thực tế, ông Margerie không có lý do gì để trừng phạt Nga trong khi tập đoàn dầu khí Total của ông vốn đang đánh cược lớn vào tiềm năng năng lượng của quốc gia rộng nhất thế giới này. Cụ thể, Total hiện đang hợp tác với tập đoàn khí đốt quốc doanh Novatek của Nga để xây dựng cảng xuất khẩu khí đốt tại Bắc Cực.

Năm 2013 sau khi được Total mua lại một số cổ phiếu, Novatek trở thành nguồn cung dầu lớn nhất của Total khi cung cấp cho tập đoàn này khoảng 9% sản lượng dầu hàng ngày. Tháng 4, Total lên kế hoạch tăng nắm giữ cổ phần của Novatek chỉ vài tuần sau khi Mỹ quyết định đóng băng tài sản của Timchenko - cổ đông lớn thứ 2 của Novatek. Bên cạnh đó, Total cùng với công ty dầu khí Lukoil của Nga cũng đang thực hiện một dự án dầu khác tại Siberia.

Ông Margerie từng tiết lộ, Total và các đối tác Nga dự định sẽ huy động vốn tại các ngân hàng Trung Quốc ngay khi Mỹ ra lệnh cấm các doanh nghiệp và ngân hàng Nga tiếp cận thị trường vốn.

Mặc dù có khá nhiều doanh nghiệp dầu khí lớn đang hợp tác với Nga nhưng không một đối tác nào dám lên tiếng phê phán chủ trương cô lập của phương Tây như Total. Thậm chí kể từ khi trở thành CEO của Total vào năm 2007, ông Margerie luôn khẳng định, các nước sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của thế giới nếu không có Nga.

Trong bức thư chia buồn về sự ra đi của ông Margerie, Giám đốc điều hành Vagit Alekperov của công ty dầu khí Lukoil khẳng định, vị CEO của Total là một người đáng kính trọng khi luôn tuân thủ các quy tắc trong mối quan hệ hợp tác với Nga. Hai vị CEO này cũng từng ký kết thỏa thuận hợp tác trong một sự kiện diễn ra tại St.Petersburg.

Ngay sau vụ tai nạn T.Tâm của ông Margerie, Total đã xướng tên tân CEO mới của tập đoàn là Patrick Pouyanne. Nhiều chuyên gia cho rằng, vị tân CEO mới có thể sẽ vẫn giữ chủ trương hợp tác hòa thuận với Nga trong các dự án dầu khí. Tuy nhiên, sự ra đi của ông Margerie rõ ràng là một tổn thất khá lớn đối với tinh thần của nước Nga.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Total hợp tác với các nước đang vướng phải bê bối chính trị. Trước Nga, ông Margerie từng thực hiện dự án sản xuất khí đốt tự nhiên South Pars tại Iran cho đến khi chương trình hạt nhân của nước này bị chặn lại, buộc Total phải từ bỏ. Tuy nhiên đầu năm 2014, ông Margerie bày tỏ mong muốn sẽ quay lại đầu tư vào Iran ngay khi điều kiện chính trị cho phép.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật