“Sẽ thanh tra doanh nghiệp nếu không trả sổ hưu cho người lao động“

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phó Chánh thanh tra Bộ LĐ-TB&XH khẳng định sẽ có văn bản yêu cầu giám đốc doanh nghiệp phải trả sổ hưu cho người lao động.
“Sẽ thanh tra doanh nghiệp nếu không trả sổ hưu cho người lao động“
Ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Sau bài: “Chiếm giữ sổ hưu, chây ỳ trả nợphản ánh việc Công ty TNHH MTV xây lắp hó‌a chấ‌t chiếm giữ sổ hưu, thẻ bảo hiểm y tế của ông Nguyễn Trung Khoáng.

Về nội dung này, ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định, việc chiếm giữ sổ bảo hiểm là trái luật.

PV: Thưa ông, sau khi đọc bài của Báo VOV, quan điểm của ông về sự việc này như thế nào?

Ông Nguyễn Tiến Tùng: Theo quy định của Luật Lao động, tất cả hồ sơ, giấy tờ của người lao động khi nghỉ hưu hoặc thôi việc, người sử dụng lao động phải trả cho người lao động.

Cụ thể là các hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hay là hồ sơ nghỉ hưởng chế độ hưu trí, hồ sơ về Đảng, công đoàn... Sau khi người lao động chấm dứt quan hệ với người sử dụng lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải trả tất cả hồ sơ đó cho người lao động.

Trong trường hợp người lao động có ràng buộc kinh tế liên quan với người sử dụng lao động thì phải được xử lý theo luật đó. Còn riêng Luật Lao động nhất thiết trong vòng 7 ngày kể từ ngày chấm dứt lao động, người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ trả các hồ sơ, đặc biệt là bảo hiểm xã hội cho người lao động để người lao động tìm việc làm mới hoặc nghỉ hưởng chế độ hưu trí.

PV: Thế nhưng, giữa công ty và ông Nguyễn Trung Khoáng đang mâu thuẫn trong cách thức giải quyết sổ hưu, nợ đọng, trụ sở làm việc. Phía ông Khoáng yêu cầu công ty trả sổ hưu, giải quyết nợ đọng thì mới bàn giao trụ sở. Còn phía công ty yêu cầu ông Khoáng bàn giao trụ sở thì mới trả sổ hưu. Trong trường hợp này mối quan hệ giữa ông Khoáng và công ty sẽ được giải quyết như thế nào?

Ông Nguyễn Tiến Tùng: Đây là những mối quan hệ Pháp Luật khác nhau, không ràng buộc lẫn nhau. Về nợ đối với người sử dụng lao động, nếu nợ mà do quan hệ lao động thì hai bên phải thanh toán với nhau. Còn nợ do kinh tế thì được xử lý bởi luật khác và được các cấp xử lý hành chính hoặc tư pháp giải quyết.

Còn trong quan hệ lao động, Luật Lao động quy định rất cụ thể trong vòng 7 ngày kể từ ngày chấm dứt quan hệ lao động, hai bên phải thanh toán các quyền lợi về nghĩa vụ lao động có liên quan tới nhau và người sử dụng lao động phải trả tất cả các hồ sơ, đặc biệt là sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

PV: Trong trường hợp này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có những biện pháp gì để bảo vệ người lao động?

Ông Nguyễn Tiến Tùng: Việc chiếm giữ sổ hưu là trái luật. Chúng tôi sẽ có văn bản yêu cầu giám đốc doanh nghiệp phải trả sổ hưu cho người lao động. Trường hợp doanh nghiệp cố tình không trả, chúng tôi sẽ chỉ đạo thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, tiến hành thanh tra đột xuất để bảo vệ quyền lợi cho người lao động diễn ra theo đúng quy định của Luật Lao động

Ngày 22/10/2014, Báo VOV nhận được công văn số 705/TTr-CSLĐ, ngày 21/10/2014 của thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội do ông Nguyễn Tiến Tùng ký, gửi Công ty TNHH một thành viên xây lắp hó‌a chấ‌t nêu rõ: “Để quy định của Pháp Luật về lao động được thực hiện, quyền và lợi ích của công dân được đảm bảo, thanh tra Bộ LĐ-TB &XH yêu cầu Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Xây lắp hó‌a chấ‌t xem xét, giải quyết những nội dung mà bài báo đã nêu, báo cáo kết quả về thanh tra Bộ LĐ-TB &XH trước ngày 30/10/2014”



Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật