Xuất siêu sang Israel giảm mạnh trong 9 tháng

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vụ Thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á (Bộ Công Thương) do biết do nhập khẩu tăng mạnh, nên mức xuất siêu của Việt Nam sang thị trường Israel đã giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm 2014.
Xuất siêu sang Israel giảm mạnh trong 9 tháng
Ảnh minh họa

Trích dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, cơ quan này cho biết trao đổi thương mại song phương Việt Nam–Israel trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt 718,0 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2013.

Việt Nam nhập khẩu hàng hóa các loại từ Israel với giá trị 333,8 triệu USD, tăng mạnh tới 138% so với cùng kỳ năm trước, trong khi xuất khẩu đạt 384,2 triệu USD, tạo ra mức xuất siêu 50,4 triệu USD (bằng 13% kim ngạch xuất khẩu).

Con số xuất siêu này đã giảm mạnh so với mức 150,5 triệu USD (chiếm 52% kim ngạch xuất khẩu) đạt được trong 9 tháng năm 2013.

Trong 9 tháng đầu năm, điện thoại di động và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Israel, đạt 206,2 triệu USD, chiếm gần 54% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này và tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước.

Vụ Thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á nhận định với quốc gia có khả năng thanh toán cao như Israel, tiềm năng thúc đẩy xuất khẩu điện thoại di động và linh kiện sang thị trường này vẫn còn khá lớn nếu tập trung vào xuất khẩu các dòng sản phẩm cao cấp, giá trị cao.

Hàng thủy sản là mặt xuất khẩu lớn thứ hai sang Israel, với kim ngạch 9 tháng đầu năm đạt 34,5 triệu USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2013.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Israel chiếm chưa tới 1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, cho thấy tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này còn chưa được khai thác đúng mức khi tại thị trường này có khá nhiều doanh nghiệp chế biến thức ăn nhanh có nhu cầu nhập khẩu cá phi lê các loại để phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu khác sang Israel trong 9 tháng là hạt điều với kim ngạch đạt 19,2 triệu USD, giày dép đạt 21,9 triệu USD, cà phê đạt 15,5 triệu.

Vụ Thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á cho biết Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất vào Israel, chiếm gần 83% thị phần hạt điều nhập khẩu năm 2013, cho thấy các thương nhân Israel rất quan tâm đến sản phẩm điều của Việt Nam do giá cả cạnh tranh và chất lượng bảo đảm.

Giống với hạt điều, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất vào Israel trong năm 2013 với trị giá 27,7 triệu USD, chiếm khoảng 22% thị phần cà phê nhập khẩu vào thị trường này. Do đó, dư địa đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Israel năm 2014 và các năm tiếp theo được đánh giá là vẫn còn khá lớn.

Về giày dép, Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách các nước xuất khẩu giầy dép nhiều nhất vào Israel chỉ sau Trung Quốc. Như vậy, để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu giầy dép vào Israel, Việt Nam cần cạnh tranh tốt với Trung Quốc, đặc biệt cần chú trọng cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm.

Về nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Israel là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với giá trị 9 tháng đầu năm 2014 đạt 243,1 triệu USD, chiếm gần 73% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Israel, tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2013.

Các mặt hàng nhập khẩu lớn khác từ Israel là phân bón các loại với giá trị 34,3 triệu USD (giảm khoảng 60% so với cùng kỳ); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 22,8 triệu USD (giảm nhẹ so với cùng kỳ).

Về triển vọng trao đổi thương mại song phương, Vụ Thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á nhận định quan hệ thương mại Việt Nam–Isral sẽ có những bước tiến mạnh mẽ và bền vững hơn khi 2 nước đã đã ký kết một số văn kiện hợp tác quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

Trích dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, cơ quan này cho biết trao đổi thương mại song phương Việt Nam–Israel trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt 718,0 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2013.

Việt Nam nhập khẩu hàng hóa các loại từ Israel với giá trị 333,8 triệu USD, tăng mạnh tới 138% so với cùng kỳ năm trước, trong khi xuất khẩu đạt 384,2 triệu USD, tạo ra mức xuất siêu 50,4 triệu USD (bằng 13% kim ngạch xuất khẩu).

Con số xuất siêu này đã giảm mạnh so với mức 150,5 triệu USD (chiếm 52% kim ngạch xuất khẩu) đạt được trong 9 tháng năm 2013.

Trong 9 tháng đầu năm, điện thoại di động và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Israel, đạt 206,2 triệu USD, chiếm gần 54% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này và tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước.

Vụ Thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á nhận định với quốc gia có khả năng thanh toán cao như Israel, tiềm năng thúc đẩy xuất khẩu điện thoại di động và linh kiện sang thị trường này vẫn còn khá lớn nếu tập trung vào xuất khẩu các dòng sản phẩm cao cấp, giá trị cao.

Hàng thủy sản là mặt xuất khẩu lớn thứ hai sang Israel, với kim ngạch 9 tháng đầu năm đạt 34,5 triệu USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2013.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Israel chiếm chưa tới 1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, cho thấy tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này còn chưa được khai thác đúng mức khi tại thị trường này có khá nhiều doanh nghiệp chế biến thức ăn nhanh có nhu cầu nhập khẩu cá phi lê các loại để phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu khác sang Israel trong 9 tháng là hạt điều với kim ngạch đạt 19,2 triệu USD, giày dép đạt 21,9 triệu USD, cà phê đạt 15,5 triệu.

Vụ Thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á cho biết Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất vào Israel, chiếm gần 83% thị phần hạt điều nhập khẩu năm 2013, cho thấy các thương nhân Israel rất quan tâm đến sản phẩm điều của Việt Nam do giá cả cạnh tranh và chất lượng bảo đảm.

Giống với hạt điều, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất vào Israel trong năm 2013 với trị giá 27,7 triệu USD, chiếm khoảng 22% thị phần cà phê nhập khẩu vào thị trường này. Do đó, dư địa đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Israel năm 2014 và các năm tiếp theo được đánh giá là vẫn còn khá lớn.

Về giày dép, Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách các nước xuất khẩu giầy dép nhiều nhất vào Israel chỉ sau Trung Quốc. Như vậy, để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu giầy dép vào Israel, Việt Nam cần cạnh tranh tốt với Trung Quốc, đặc biệt cần chú trọng cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm.

Về nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Israel là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với giá trị 9 tháng đầu năm 2014 đạt 243,1 triệu USD, chiếm gần 73% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Israel, tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2013.

Các mặt hàng nhập khẩu lớn khác từ Israel là phân bón các loại với giá trị 34,3 triệu USD (giảm khoảng 60% so với cùng kỳ); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 22,8 triệu USD (giảm nhẹ so với cùng kỳ).

Về triển vọng trao đổi thương mại song phương, Vụ Thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á nhận định quan hệ thương mại Việt Nam–Isral sẽ có những bước tiến mạnh mẽ và bền vững hơn khi 2 nước đã đã ký kết một số văn kiện hợp tác quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật