Bà chúa thơ Nôm khinh bỉ khắc họa chân dung tướng giặc bại trận

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), trước chiến công hiển hách của quân Tây Sơn là sự thất bại của tướng Sầm Nghi Đống với bài thơ “Đề đến Thái thú“ của Hồ Xuân Hương.
Bà chúa thơ Nôm khinh bỉ khắc họa chân dung tướng giặc bại trận
Bà chúa thơ Nôm - Hồ Xuân Hương (Ảnh minh họa)

Sầm Nghi Đống là ai?

Sầm Nghi Đống là một người bản xứ ở Điền Châu. Trước khi sang Việt Nam, Sầm Nghi Đống làm Thái thú Điền Châu ở Vân Nam, hàm ngũ phẩm. Mùa Đông năm 1788, Sầm Nghi Đống dưới sự chỉ đạo của Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị dẫn quân Điền Châu của mình tạo thành một mũi tiến vào Việt Nam qua quả Cao Bằng (hai mũi khác từ Vân Nam qua Tuyên Quang và từ Quảng Tây qua Lạng Sơn). Sau khi chiếm được thành Thăng Long, cách quân Điền Châu của Sầm Nghi Đống được Tôn Sĩ Nghị giao cho trấn thủ phía Nam ngoài thành Thăng Long, tại khu vực Khương Thượng, Hà Nội ngày nay.

Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), Quang Trung – Nguyễn Huệ thần tốc kéo quân ra Bắc. chỉ trong vòng mười ngày đã đánh tan 29 vạn quân xâ‌m lượ‌c nhà Thanh. Rạng sáng ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (tức ngày 30/1/1789, lợi dụng sự chủ quan của quân giặc, Vua Quang Trung đã xuất quân tiến thẳng về Thăng Long để giải phóng kinh thành. Một mũi quân do đô đốc Long – còn có tên là Đặng Tiến long – trực tiếp chỉ huy đã tạo ra trận “Rồng lửa” với hàng ngàn vạn bó rơm tẩm dầu của nhân dân vùng Khương Thượng hưởng ứng, diệt tan quân Thanh đóng tại đồn Khương Thượng, mở đường cho địa quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi thừa thắng xông lên tiến vào giải phóng Thăng Long.

Trước sức tấn công như vũ bão của quân ta, Sầm Nghi Đống không chống đỡ nổi, phải bỏ đồn chạy, nhưng bị quân Tây Sơn vây đánh khắp ngả. Cuối cùng, để không rơi vào tay quân Tây Sơn, Sầm Nghi Đống phải tre‌o c‌ổ lên cành đa t‌ּự t‌ּử trên núi Ốc (Loa Sơn), mà vị trí của nó là gần khu chùa Bộc hiện nay. Sau chiến tranh, để kết thúc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với phương Bắc, Quang Trung chôn cất. Nhà Vua cũng lệnh cho thu dọn chiến trường, gom tất cả xác giặc chôn vào 12 gò gọi là “Kinh Nghê quân” (gò chôn xác hai loại cá dữ ở biển). Qua năm tháng, tất cả các gò đã bị xói mòn, san bằng không còn dấu tích, nay chỉ còn gò Đống Đa.

Thực ra thì trước khi tiến công trừng phạt quân Thanh, Vua Quang Trung đã lường đến việc bang giao sau chiến tranh, ông nói với cận thần: “Những nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười  năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu, quân mạnh thì ta có sợ gì chúng”.

Quả thật, vào năm 1790, nhân việc Nguyễn Huệ xin cầu phong, theo ý của Vua Càn Long, Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An đã ra điều kiện đòi triều đại Tây Sơn phải làm miếu thờ đòi triều Tây Sơn phải làm miếu thờ Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống, những tướng nhà Thanh đã bị tử trận và phải đúc người vàng đem cống như các triều đại trước. Trước lý lẽ vừa khôn khéo vừa cương quyết của Ngô Thì Nhậm, chính Càn Long cũng nhận thấy lệ cống người vàng là vô lý và đã ra lệnh bãi bỏ lệ cống này.

Đền Sầm Nghi Đống, thường được gọi là “đền Sầm Công” do Hoa kiều dựng lên, trước ở ngõ Sầm Công, nay là phố Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sầm Nghi Đống được Hoa kiều lập đền thờ, xét ra cũng có cái lý của họ. Họ Sầm thắ‌t c‌ổ chết không để lọt vào tầm tay quân Tây Sơn, cho thấy ông ta cũng là người có khí phách, có lòng trung nghĩa với nhà Thanh. Còn đối với người dân Việt thì rõ ràng y chăng phải là anh hùng hảo hán gì, mà chỉ là một tướng bị bại trận, chết một cách nhục nhã cùng với cuồng vọng xầm lăng không hề ngơi nghỉ qua nhiều thời của thiên triều phương Bắc.

Cuộc tấn công của quân Tây Sơn khiến Sầm Nghi Đống sau đó phải từ tử

“Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?!”

Sau này, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương có dịp đi qua đền thờ tướng giặc bại trận, bà đã làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt “Đề đền Thái thú”, thơ rằng: “Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo/ Kìa đền Thái thú đứng cheo leo/ Ví đây đổi phận làm trai được/ Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?!”.

Bài thơ biểu lộ một thái đội khinh bỉ được thể hiện bằng giọng thơ chế giễu vừa sâu cay, vừa thâm thúy, vốn là sở trường của người được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”. Câu đầu bài thơ tả ngôi đền và cách “tiếp cận” ngôi đền không giống ai của nữ sĩ “ghé mắt trông ngang”. Đền, miếu thường là nơi thờ phụng, tượng trưng cho sự kính cẩn, ngưỡng vọng, ấy vậy mà Hồ Xuân Hương chỉ vô tình “trông ngang: mà không phải là “trông lên”. “Ghé mắt trông ngang” là một cái nhìn bằng nửa con mắt, đầy chất khinh thị của nữ sĩ khi đững trước những đối tượng mà bà coi thường.

Còn ngôi đền, nơi thường ẩn chứa “cái thiêng”, sự ngưỡng vọng thì như thế nào? “Kìa đền Thái thú đứng cheo leo”. “Cheo leo” là hình dung từ chỉ một cái gì thiếu vững chãi, mờ ảo, heo hút, có thể sập đổ bất cứ lúc nào. Chữ “Kìa” tỏ vẻ thảng thốt, ngạc nhiên như đan xen với một động tác như kiểu chỉ trỏ “xem đấy”. Có lẽ do thấy ngôi đền ở vị trí cheo leo, heo hút như vậy mà tác giả từ chỗ tình cờ bắt gặp, mà rồi tính chuyện xem kỹ ngôi đền chăng? Và cũng nhờ cái “bảng treo” mà tác giả nhận ra đó là “đền Thái thú” họ Sầm.

Nếu hai câu đầu bài thờ là nhìn, là tả một cách khách quan cho dù có ý khinh thường, bỡn cợt thì hai câu cuối nói lên một thái độ: “Ví đây đổi phận làm trai được/ Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?

“Đây” là đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất, thường là để đối với “đấy” ở ngôi thứ hai, chỉ dùng trong đối thoại suồng sã, thân mật giữa những người bằng vai phải lứa. Nếu “ví đây” là một sự so sánh có tính chất giả tưởng “thì sự” nói lên mối liên hệ nhân quả của sự thế chỗ của nhau ấy. Sự gì? “Sự anh hùng”. Một người đàn bà liễu yếu đào thơ ở thời phong kiến mà dám tự đem so sanh mình với một quan Thái thú của “Thiên triều” một đời cung kiếm về cái “sự anh hùng” mới táo bạo và thú vị làm sao! Hồ Xuân Hương không nói trắng ra song “cái sự anh hùng” của vị Thái thú họ Sàm, ở bước đường cùng, là tre‌o c‌ổ lên cành đa trên núi Ốc (Loa Sơn) tự kết thúc cuộc đời của mình. Người ta thường nói rằng kẻ chinh chiến, nếu có phải hy sinh thường mơ được chết ở nơi sa trường “da ngựa bọc thây”, ấy vậy mà quan Thái thú lại tự reo mình lên cành đa để khỏi rơi vào tay quân Tây Sơn, thì có gì là anh hùng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật