Làm sao để trẻ hết nhút nhát

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trẻ nhút nhát khiến cha mẹ lo lắng. Không ít cha mẹ đã đến nhờ tư vấn của chuyên gia tâm lý, nhưng trên thực tế, cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm sự nhút nhát của trẻ.
Làm sao để trẻ hết nhút nhát
Ảnh minh họa

Trẻ nhút nhát là không thích chơi đùa và tham gia các hoạt động tập thể. Trẻ cảm thấy gượng gạo và căng thẳng mỗi khi trở thành trung tâm của sự chú ý, kể cả khi đó là sự chú ý tích cực... Đây là tính cách xuất hiện hầu hết ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi, vì thế giới xung quanh còn quá mới mẻ và lạ lẫm với chúng, các bé sẽ có xu hướng gần gũi với những người thân quen nhất.

Để trẻ tự tin hơn và bớt nhút nhát, cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

Quan tâm, quan sát và tìm hiểu nguyên nhân gây nhút nhát

Cha mẹ cần quan tâm tới trẻ bằng cách thường xuyên nói chuyện với con, trò chuyện và thường xuyên kể cho con những câu chuyện về cha mẹ ngày trước. Sau đó, cha mẹ khéo léo hỏi về việc học tập, bạn bè của con ở trường để tìm ra nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát.

Khuyến khích trẻ chơi tập thể

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động, trò chơi tập thể, cho trẻ tham gia nhiều hơn các lớp ngoại khóa như học đàn, học vẽ, kỹ năng sống...

Bố mẹ phải làm gương

Nếu phụ huynh là những người sống hòa đồng và cư xử thân thiện với mọi người xung quanh, con cái sẽ học tập được điều đó. Còn bố mẹ có tính hay lo âu sẽ khiến cho trẻ có cảm giác thế giới này là một nơi đáng sợ, và bé sẽ trở nên rụt rè hơn. Bố mẹ cần đảm bảo con mình được chăm sóc và vây quanh bởi những người sống tích cực, để trẻ tiếp nhận và học hỏi thái độ sống tích cực đó từ từ.

Dạy con cách kết bạn

Bạn có thể tham khảo những cuốn sách dạy trẻ em cách kết bạn để có thêm nhiều gợi ý hơn.

Biến nỗi sợ thành niềm vui

Cha mẹ cần quan tâm tới trẻ bằng cách thường xuyên nói chuyện với con

Nếu con bạn sợ bóng tối, hãy chơi bịt mắt trốn tìm, tắt đèn vui đùa cùng bố mẹ. Nếu con bạn sợ bác sĩ, bạn hãy để bé đóng vai bác sĩ. Nếu bé sợ động vật, bạn hãy dẫn bé đi thăm vườn thú, nơi mà mọi người thường vuốt ve và cho thú ăn. Còn nếu bé sợ ma, bạn hãy để bé và bạn bè hóa trang thành những con ma và chơi các trò chơi vui nhộn…

Bạn nên để bé đối mặt với những điều khiến bé sợ hãi nhưng trong trạng thái vui vẻ. Điều này khiến bé nhận ra rằng nỗi sợ thực ra chẳng có gì đáng sợ.

Động viên con đúng lúc

Sự động viên nhẹ nhàng và giải thích kịp thời của mẹ sẽ giúp bé dần an tâm hơn. Từ khởi đầu tốt đẹp này, mẹ nên thường xuyên đưa bé ra ngoài gặp gỡ bạn bè, cho bé nhiều hơn những cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Mọi thứ nên hết sức nhẹ nhàng và từ tốn. Nếu bé kiên quyết không hợp tác, đừng cố ép mà hãy dành cơ hội cho lần sau.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật