Muôn kiểu tự vệ kỳ quái của động vật

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phun máu, giả dạng, tự mổ bụng hay nổ tung là một trong nhiều cách tự vệ quái đản của các loài động vật trong tự nhiên.
Muôn kiểu tự vệ kỳ quái của động vật
Cá mực nang có kỹ năng tự vệ tuyệt vời. Khi gặp nguy hiểm, lập tức chúng thay đổi hình dạng và màu sắc c‌ơ th‌ể để hòa lẫn vào môi trường, che mắt kẻ săn mồi.

Thằn lằn sừng Texas có vẻ ngoài đáng sợ với lớp vỏ đầy gai sắc. Nếu kẻ đi săn vượt qua được lớp giáp này, con thằn lằn sẽ bước lên trước đối thủ và phóng ra một dòng máu từ đôi mắt của nó. Loạt đạn này có thể bay xa 1,5 mét và được trộn với một thứ hó‌a chấ‌t hôi thối để đánh đuổi những kẻ đi săn. Phương thức tự vệ này sẽ lấy đi 1/3 lượng máu của chúng.

Với loài rết Motyxia sequoiae, khi bị đe dọa, c‌ơ th‌ể chúng phát ánh sáng huỳnh quang cảnh báo nguy hiểm cho kẻ thù. Nếu vẫn bị tấn công, chúng sẽ tiết chất độc xyanua có mùi hôi từ các lỗ chạy dọc hai bên c‌ơ th‌ể giết chết đối phương.

Bọ que sở hữu thâ‌n hìn‌h khẳng khiu, yếu đuối như cành cây khô rất hiệu quả trong việc ngụy trang. Nếu bị tấn công, chúng đã có tuyến nọc độc không chỉ có mùi khó chịu mà có thể gây đau đớn cho mắt và miệng kẻ săn mồi.

Hải sâm dưa leo lại có cách tự vệ rùng rợn hơn. Nếu chất độc holothurin không có tác dụng thì ngay lập tức, chúng dùng hết sức ép toàn bộ nộ‌i tạn‌g chui ra khỏi hậu môn… giả chết. May mắn thì những loài cá ăn thịt khác sẽ bỏ qua cho chúng.

Mực ống: Khi bị đe dọa, chúng sẽ tấn công kẻ săn mồi rồi nhanh chóng tẩu thoát. Trước khi chạy trốn, chúng bẻ gãy và để lại một phần cánh tay để đánh lạc hướng. Cánh tay này sẽ tiếp tục co giật và phát sáng để thu hút sự chú ý của kể đi săn, giúp cho loài mực ống này bảo toàn tính mạng.

Kiến nổ Malaysia có một tuyến độc rất lớn trong c‌ơ th‌ể. Khi cảm thấy nguy hiểm, chúng tự rạch bụng và cho nổ tung chất độc có tác dụng ăn mòn như axit vào kẻ thù để bảo vệ tổ.

Chồn có túi Opossum cũng thích giả chết trên cây hàng giờ đủ để đánh lừa động vật săn mồi, đồng thời phát ra hơi hôi thối màu xanh vào không khí.

Cá chim đã phát triển khả năng hiếm có là có thê bay hoặc lướt trên mặt nước với quãng đường dài tới 200m bằng tốc độ 60km/h để chạy trốn.

Cá mút đá là loài sinh vật biển có hình thù giống lươn. Khi bị đe dọa, chúng sẽ tiết ra một chất nhầy từ lỗ chân lông. Chất này sau khi trộn với nước biển thì biến thành một thứ nhớt sền sệt mà có thể bẫy con mồi hoặc làm chúng chết ngạt vì tắc mang.

Cua quyền anh có màu sắc sặc sỡ dễ đánh lừa rằng chúng rất dễ thương nhưng nếu bị tấn công, chúng sẽ dùng đôi càng khỏe đấm thẳng vào đối thủ. Cú đấm đủ để giết chết một số sinh vật biển kích thước nhỏ.

Gà Fulmar thường tấn công bằng chất lỏng nôn ra từ miệng có màu cam và mùi cá thối nồng nặc khiến kẻ thù sợ mà bỏ chạy.

Còn với loài sâu voi yếu ớt, chúng sẽ đóng giả là một con rắn đáng sợ với đôi mắt giả lạnh lùng để xua đuổi các loài động vật ăn thịt.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật