Những ‘địa ngục trần gian’ nổi tiếng của du lịch Việt

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhà tù Côn Đảo, nhà tù Phú Quốc hay Sơn La… luôn có sức hút với du khách trong, ngoài nước và cựu quân nhân.
Những ‘địa ngục trần gian’ nổi tiếng của du lịch Việt
Nhà tù Phú Quốc nằm tại thị trấn An Thới, cực nam đảo Phú Quốc. Trong chiến tranh, trại giam này có tên là nhà lao Cây Dừa. Ảnh: Hoàng Hà

Nhà tù Côn Đảo là một hệ thống nhà tù được thực dân Pháp xây dựng tại Côn Đảo để giam giữ các chiến sĩ cách mạng.

Nhà tù có rất nhiều khu biệt giam với hàng loạt cực hình tra khảo khốc liệt đến mức được ví như "địa ngục trần gian" lúc bấy giờ. Tàn bạo nhất là khu Chuồng Cọp với những nhục hình như phơi nắng, phơi sương, bắt nhịn đói… Khi sự thật về nơi này được phanh phui vào năm 1970, sự tàn nhẫn của nó khiến cả thế giới chấn động. Ảnh: Văn Tuấn

Không khí lạnh lẽo, u ám của nơi đây khiến nó trở thành một trong những điểm tham quan ghê rợn nhất song cũng hấp dẫn nhất của du khách khi đến hòn đảo này. Ảnh: Văn Tuấn

Cũng như nhà tù Côn Đảo, hệ thống nhà tù này được xây dựng với mục đích giam giữ các chiến sĩ yêu nước. Trong 6 năm hoạt động, việc áp dụng hàng loạt cực hình, tra khảo trên tù nhân đã khiến hơn 4.000 người tử vong cũng như làm hàng chục ngàn người bị tàn phế. Ảnh: Hoàng Hà

Hiện nhà tù Phú Quốc được xây dựng lại từ nền nhà tù cũ. Điểm trừ là vì phục dựng gần như tất cả, các hiện vật như hàng rào kẽm gai hay chuồng cọp… không có độ hoen rỉ cần thiết nên sự tác động vào tâm lý bị hạn chế khá nhiều.Ảnh: Hoàng Hà

Nhà tù Sơn La do Pháp xây dựng vào năm 1908, nằm trên đồi Khau Cả, tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La.Ảnh: dulichtaybac

Ngoài việc được nhắc như một "địa ngục trần gian miền sơn cước", nơi này còn được biết đến với cây đào Tô Hiệu nổi tiếng. Ảnh: Tours

Nhà lao Thừa Phủ nằm ở số 1 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế. Đây nguyên là nơi ở của đơn vị thủy binh nhà Nguyễn, sau đó bị thực dân Pháp trưng dụng thành nhà tù vào năm 1899. Nhà lao Thừa Phủ từng giam giữ cố đại tướng Võ Nguyên Giáp, giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng. Với nhiều du khách, đây là một địa điểm không nên bỏ qua tại đất kinh kỳ. Ảnh: ivivu

Nhà tù Lao Bảo nằm cuối đường Lê Thế tiết (tên một nhà cách mạng đã bị tr‌a tấ‌n đến chết tại nhà tù này vào năm 1940) nối từ quốc lộ 9 đi vào thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: panoramio

Đây là một trong 5 nhà tù lớn nhất Đông Dương được thực đân Pháp xây dựng để giam giữ những người bản xứ chống đối họ. Nơi đây từng giam cầm khá nhiều nhà cách mạng lớn như nhà thơ Tố Hữu, đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Trần Văn Cung, Lê Chương, Lê Thế tiết... Ảnh: panoramio

Nhà đày Buôn Ma Thuột tọa lạc tại số 18, đường Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột. Có hai nguyên nhân cho tên gọi này: một là tên gốc từ tiếng Pháp: Pénitencer de Ban Mê Thuột, hai là do tính chất giam giữ. Cụ thể, những tù nhân án nặng (từ 5 năm trở lên) bị coi là nguy hiểm sẽ lần lượt bị đày tới những nơi xa xôi. Ảnh: bàn chân việt

Nơi đây từng giam giữ các đồng chí Võ Chí Công, Phan Đăng Lưu, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu… Qua các lần trùng tu, hiện nay nhà đày Buôn Ma Thuột mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu về lịch sử đấu tranh của nhiều thế hệ tù nhân tại đây thông qua hiện vật và các tư liệu quý. Ảnh: ponoramio

Nhà lao Vinh nằm trong thành cổ Nghệ An. Nơi này từng giam giữ nhiều chiến sĩ Cần Vương yêu nước tiêu biểu như cụ nghè Nguyễn Xuân Ôn, cụ Hồ Bá Kiện, bà Trần Thị Trâm, Đội Quyên, Đội Phấn, ông Nguyễn Sinh Khiêm… và những đồng chí như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Duy Trinh, Siêu Hải, Hoàng Trọng Trì... Ảnh: baotangxovietnghetinh

Trong chiến tranh, nơi đây từng được ví như nơi rèn luyện tinh thần, nghị lực, nhân cách, ý chí của các chiến sĩ cách mạng. Ảnh: blogpost

Nhà tù Hỏa Lò hay nhà pha Hỏa Lò được xây dựng từ năm 1896, tại Hà Nội. Nơi đây từng giam giữ các nhà nho yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Dương Bá Trạc đến các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười... Hiện khu di tích này còn khá nguyên vẹn với nhiều tư liệu và hiện vật quý, đặc biệt là chiếc máy chém được thực dân Pháp dùng lưu động. Ảnh: Anh Tuấn

Dù khá ghê rợn và ám ảnh, song đây cũng là địa điểm được nhiều du khách tick vào danh sách những điểm nên ghé khi đến thủ đô. Ảnh: Anh Tuấn

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật